– Công thức phân tử: C6H12O6
– Phân tử khối: 180
I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

– Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín, đặc biệt là nho chín.
– Glucozơ còn có trong cơ thể người và động vật: Trong máu (nồng độ 0,1%), trong mật ong (31%)
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Glucozơ là chất kết tinh không màu
– Có vị ngọt
– Dễ tan trong nước
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng oxi hoá glucozơ
C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 (axit gluconic) + 2Ag↓
– Lượng Ag sinh ra có màu sáng bạc, bám vào thành ống nghiệm phản ứng trên được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương
=> ứng dụng của phản ứng này là dùng để tráng gương, tráng ruột phích
2. Phản ứng lên men rượu
– Khi cho men rượu vào dung dịch glucozơ (30-32oC), glucozơ chuyển dần thành rượu etylic, giải phóng CO2.
C6H12O6 (dd) $\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH(dd) + 2CO2(k)
IV. ỨNG DỤNG
– Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật
– Được dùng để pha huyết thanh, sản xuất vitamin C.
– Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.