• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Học Tập Việt Nam

Trang về học tập tổng hợp các vấn đề liên quan đến việc cho học sinh phổ thông.

Các vùng kinh tế trọng điểm

03/01/2022 by adminhoctap

 

1. Đặc điểm:

            – Khái niệm: là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết  định đối với nền kinh tế cả nước.

            –  Đặc điểm.

            + Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian

            + Hội tụ đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.

            + Có tỉ trọng trong tổng GDP lớn, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước, hỗ trợ các vùng khác

            +  Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.

2. Quá trình hình thành và phát triển:

a. Quá trình hình thành:

            – Hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, gồm 3 vùng

            – Qui mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận

b. Thực trạng phát triển kinh tế:

            – GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%, tiếp tục được nâng cao trong tương lai.

            – Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực cn – xd và dịch vụ

            –  Kim ngạch xuất khẩu 64,5%.

3. Ba vùng kinh tế trọng điểm:

a. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

* Quy mô (2006)

            – Gồm 8 tỉnh, thành  phố trực thuộc TW.

            – Diện tích: 15,3 nghìn km2

            –  Dân số: 13,7 triệu người.

* Thế mạnh:

            –  Vị trí địa lí thuận lợi.

            –  Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học,..

            –  Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông.

            – Nguồn lao dộng dồi dào, chất lượng cao hàng đầu cả nước

            – Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta

            – Các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển sớm dựa trên các thế mạnh sẵn có, cơ cấu ngành tương đối đa dạng

* Hạn chế: Tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Sức ép dân số,…

* Định hướng phát triển:

            – Về nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng sản xuất hàng hóa và chất lượng cao

            –  Đẩy mạnh phát triển các ngành CN trọng điểm, công nghệ cao, phát triển các khu công nghiệp tập trung, tạo các sản phẩm có sức cạnh tranh, không gây ô nhiễm môi trường

            – Chú trọng phát triển thương mại, du lịch

            – Giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm

            –  Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm MT nước, không khí và đất.

b. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

* Quy mô (2006)

            –  Gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên –  Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

            – Diện tích: 28 nghìn km2

            .  Dân số: 6,3 triệu người.

* Thế mạnh:

            –  Vị trí chuyển tiếp từ vùng phía Bắc sang phía Nam. cửa ngõ thông ra biển, sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cảng biển: ĐN, Chân Mây,..

            – Có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, thông tin liên lạc của miền Trung, cả nước.

            –  Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

* Hạn chế: Hạn chế về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, cơ sở năng lượng

* Định hướng phát triển:

            – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

            –  Hình thành phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường

            –  Phát triển vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản, thương mại, dịch  du lịch.

            –  Phòng chống thiên tai, giải quyết vấn đề chất lượng lao động.

c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

* Quy mô (2006)

            – Gồm 8 tỉnh, thành phố (Chủ yếu thuộc ĐNB) (Sử dụng Atlat nêu ra)

            – Diện tích: 30,6 nghìn km2

            –  Dân số: 15,2 triệu người.

* Thế mạnh:

            – Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSCL

            –  Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có: dầu mỏ,  khí đốt,..

            – Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ cao.

            –  Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

            –  Có TP.HCM là trung tâm phát triển rất năng động.

            – Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển.

            – Có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất

* Định hướng phát triển:

            – Công nghiệp vẫn là động lực với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao

            –  Hình thành các khu công nghiệp tập trung thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

            – Tiếp tục đẩy mạnh ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch…

            –  Hoàn thiện cơ sơ vật chất kĩ thuật, giao thông theo hướng hiện đại.

            –  Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho người lao động.

            – Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không khí, nước…

Thuộc chủ đề:Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 12

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Ôn tập chương 7 – Phương pháp tọa độ trong không gian
  • Phương pháp giải các bài toán về mặt cầu và đường thẳng
  • Phương pháp giải các bài toán về mặt cầu và mặt phẳng
  • Phương trình mặt cầu
  • Phương pháp giải các bài toán về mặt phẳng và đường thẳng

Chuyên mục

  • Công thức Lý lớp 6 (19)
  • Công thức Lý lớp 7 (25)
  • Công thức Sinh lớp 6 (50)
  • Công thức Toán lớp 6 (69)
  • Công thức Toán lớp 7 (55)
  • Học Tiếng Anh 12 (14)
  • Lý thuyết Anh lớp 7 (60)
  • Lý thuyết Địa lớp 7 (49)
  • Lý thuyết Sinh lớp 7 (47)
  • Lý thuyết Sử lớp 7 (38)
  • Lý thuyết Văn lớp 6 (272)
  • Lý thuyết Văn lớp 7 (271)
  • Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 10 (21)
  • Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 11 (20)
  • Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 12 (65)
  • Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 8 (36)
  • Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 9 (33)
  • Tổng ôn tập MÔN GDCD Lớp 10 (14)
  • Tổng ôn tập MÔN GDCD Lớp 11 (10)
  • Tổng ôn tập MÔN GDCD Lớp 12 (9)
  • Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 10 (36)
  • Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 11 (58)
  • Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 12 (77)
  • Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 8 (39)
  • Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 9 (45)
  • Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 10 (49)
  • Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 11 (52)
  • Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 12 (78)
  • Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 8 (24)
  • Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 9 (42)
  • Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 10 (30)
  • Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 11 (46)
  • Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 12 (64)
  • Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 8 (57)
  • Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 9 (47)
  • Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 10 (46)
  • Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 11 (37)
  • Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 12 (47)
  • Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 8 (32)
  • Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 9 (37)
  • Tổng ôn tập MÔN TIẾNG ANH Lớp 10 (54)
  • Tổng ôn tập MÔN TIẾNG ANH Lớp 11 (46)
  • Tổng ôn tập MÔN TIẾNG ANH Lớp 12 (65)
  • Tổng ôn tập MÔN TIẾNG ANH Lớp 8 (51)
  • Tổng ôn tập MÔN TIẾNG ANH Lớp 9 (55)
  • Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 10 (46)
  • Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 11 (58)
  • Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 12 (71)
  • Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 8 (55)
  • Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 9 (53)
  • Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 10 (247)
  • Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 11 (248)
  • Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 12 (92)
  • Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 8 (273)
  • Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 9 (294)

Học Tập VN (c) 2021 - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap - Bảo mật.
Môn Toán - Học Z - Sách toán - Lop 12 - Hoc VN - Hoc Trắc nghiệm