Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lý thuyết
a) Các phân số: \( \frac{3}{10}\) ; \( \frac{5}{100}\) ; \( \frac{17}{1000}\) ; … có mẫu số là 10; 100; 1000; … gọi là các phân số thập phân.
b) Nhận xét:
\( \frac{3}{5}=\frac{3.2}{5.2}=\frac{6}{10}\) ; \( \frac{7}{4}=\frac{7.25}{4.25}=\frac{175}{100}\); \( \frac{20}{125}=\frac{20.8}{125.8}=\frac{160}{1000}\); ….
- Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
1.2. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Bài 1 SGK trang 8: Đọc các phân số thập phân:
\(\frac{9}{{10}};\frac{{21}}{{100}};\frac{{625}}{{1000}};\frac{{2005}}{{1000000}}\)
Giải
Chín phần mười;
Hai mươi mốt phần trăm;
Sáu trăm hai mươi lăm phần nghìn;
Hai nghìn không trăm linh năm phần triệu.
Bài 2 SGK trang 8: Viết các phân số thập phân:
Bảy phần mười; hai mươi phần trăm; bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn; một phần triệu.
Giải
Bảy phần mười: \(\frac{7}{{10}}\)
Hai mươi phần trăm: \(\frac{20}{{100}}\)
Bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn: \(\frac{475}{{1000}}\)
Một phần triệu: \(\frac{1}{{1000000}}\)
Bài 3 SGK trang 8: Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?
\(\frac{3}{7};\frac{4}{{10}};\frac{{100}}{{34}};\frac{{17}}{{1000}};\frac{{69}}{{2000}}\)
Giải
Các phân số thập phân là: \(\frac{4}{{10}};\frac{{17}}{{1000}}\)
Bài 4 SGK trang 8: Viết số thích hợp vào ô trống:
a) \(\frac{7}{2} = \frac{{7 \times …}}{{2 \times …}} = \frac{{…}}{{10}}\) b) \(\frac{3}{4} = \frac{{3 \times …}}{{4 \times …}} = \frac{{…}}{{100}}\)
c) \(\frac{6}{{30}} = \frac{{6:…}}{{30:…}} = \frac{{…}}{{10}}\) d) \(\frac{{64}}{{800}} = \frac{{64:…}}{{800:…}} = \frac{{…}}{{100}}\)
Giải
\(\begin{array}{l}
\frac{9}{{10}};\frac{{21}}{{100}};\frac{{625}}{{1000}};\frac{{2005}}{{1000000}}\frac{4}{{10}};\frac{{17}}{{1000}}\\
\frac{3}{7};\frac{4}{{10}};\frac{{100}}{{34}};\frac{{17}}{{1000}};\frac{{69}}{{2000}}\\
a)\,\,\,\frac{7}{2} = \frac{{7 \times 5}}{{2 \times 5}} = \frac{{35}}{{10}}\\
b)\,\,\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 25}}{{4 \times 25}} = \frac{{75}}{{100}}\\
c)\,\,\frac{6}{{30}} = \frac{{6:3}}{{30:3}} = \frac{2}{{10}}\\
d)\,\,\frac{{64}}{{800}} = \frac{{64:8}}{{800:8}} = \frac{8}{{100}}
\end{array}\)