• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Học tập VN

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
Bạn đang ở:Trang chủ / Môn Toán Lớp 5 / Mét khối

Mét khối

22/03/2020 by admin

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

a) Mét khối

Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.

– Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.

Mét khối viết tắt là m3 .

– Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.

Ta có: 1m3 = 1000dm3 

1m3 = 1 000 000 cm3 (= 100 x 100 x 100)

b) Nhận xét:

– Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.

– Mỗi đơn vị đo thể tích bằng \(\frac{1}{{1000}}\) đơn vị lớn hơn tiếp liền.

m3 dm3 cm3

1m3 

= 1000dm3

1dm3

= 1000cm3

= \(\frac{1}{{1000}}\)m3

1cm3

=\(\frac{1}{{1000}}\)dm3

1.2. Giải bài tập SGK trang 118

Bài 1 SGK trang 118

a) Đọc các số đo sau:

15m3;                   205m3 ;            \(\frac{{25}}{{100}}{m^3}\);                0,911m3

b) Viết các số đo thể tích:

Bảy nghìn hai trăm mét khối;

Bốn trăm mét khối;

Một phần tám mét khối;

Không phẩy không năm mét khối.

Hướng dẫn giải:

a)

15m3 : Mười lăm mét khối.               

205m3 : Hai trăm linh năm mét khối.            

\(\frac{{25}}{{100}}{m^3}\): Hai mươi lăm phần trăm mét khối.               

0,911m3 : Không phẩy chín trăm mười một mét khối.

b)

Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200cm3

Bốn trăm mét khối 400cm3

Một phần tám mét khối:\(\frac{{1}}{{8}}{m^3}\) 

Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3

 

Bài 2 SGK trang 118

a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:

1cm3;           5,216m3;              13,8m3;              0,22m3

b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:

1dm3;          1,969dm3;            \(\frac{1}{4}\) m3;              19,54 m3.

Hướng dẫn giải:

a)

1cm3 = \(\frac{1}{{1000}}\)dm3 = 0,001dm3

5,216m3 = 5,216 x 1000dm3 = 5216dm3

13,8m3 = 13,8 x 1000dm3 =13800dm3

0,22m3 = 0,22 x 1000dm3 = 220dm3

b)

1dm3 = 1000cm3                        

1,969dm3 = 1,969 x 1000cm3 = 1969cm3      

\(\frac{1}{4}\)m3 = \(\frac{1}{4}\) x 1 000 000cm3 = 250 000cm3                       

19,54m3 = 19,54 x 1 000 000cm3 = 19 540 000cm3

Bài 3 SGK trang 118

Người ta làm một cái hộp dạng hình chữ nhật bằng bìa. Biết rằng hộp đó có chiều dài 5dm, chiều rộng 3dm và chiều cao 2dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương 1dm3 để đầy cái hộp đó?

Hướng dẫn giải:

Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3.

Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:

                  5 × 3 = 15 (hình)

Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:

                 15 × 2 = 30 (hình)

                             Đáp số: 30 hình.

Bài viết liên quan:

  1. Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu

  2. Thể tích hình lập phương

  3. Thể tích hình hộp chữ nhật

  4. Xăng ti mét khối. Đề xi mét khối

  5. Thể tích của một hình

  6. Luyện tập về tính diện tích xung quanh, toàn phần của hình lập phương

  7. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

  8. Luyện tập về tính diện tích xung quanh, toàn phần của hình chữ nhật

  9. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

  10. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Thuộc chủ đề:Môn Toán Lớp 5 Tag với:Chương 3: Hình Học

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2020 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay