Tóm tắt lý thuyết
Kiến thức cần nhớ
- Có 2 cái bánh và \(\frac{3}{4}\) cái bánh
Ta nói gọn là “có 2 và \(\frac{3}{4}\) cái bánh và viết gọn là \(2\frac{3}{4}\) cái bánh”
\(2\frac{3}{4}\) gọi là hỗn số
\(2\frac{3}{4}\) đọc là: hai và ba phần tư
2 và \(2\frac{3}{4}\) hay 2+\(2\frac{3}{4}\) viết thành \(2\frac{3}{4}\)
- \(2\frac{3}{4}\) có phần nguyên là 2, phần phân số là \(\frac{3}{4}\)
Chú ý: Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị
- Khi đọc (hoặc viết) hỗn số ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số
\(2\frac{5}{8} = 2 + \frac{5}{8} = \frac{{2 \times 8 + 5}}{8} = \frac{{21}}{8}\)
Ta viết gọn là: \(2\frac{5}{8} = \frac{{2 \times 8 + 5}}{8} = \frac{{21}}{8}\)
Nhận xét: Có thể viết hỗn số thành một phân số có:
- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số
- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa
Bài 1 SGK trang 12: Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp (theo mẫu):
Mẫu:
Viết: \(1\frac{1}{2}\)
Đọc: một và một phần hai
Giải
a) \(2\frac{1}{4}\): Hai và một phần tư
b) \(2\frac{4}{5}\): Hai và bốn phần năm
c) \(3\frac{2}{3}\): Ba và hai phần ba
Bài 2 SGK trang 13: Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số:
Giải
Điền từ trái qua phải:
a) \(1\frac{2}{5};1\frac{3}{5};1\frac{4}{5}\)
b) \(1\frac{2}{3};2\frac{1}{3};2\frac{2}{3}\)
Bài 1 SGK trang 13 (Hỗn số tiếp theo): Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
\(2\frac{1}{3};4\frac{2}{5};3\frac{1}{4};9\frac{5}{7};10\frac{3}{{10}}\)
Giải
\(2\frac{1}{3} = \frac{7}{3};4\frac{2}{5} = \frac{{22}}{5};3\frac{1}{4} = \frac{{13}}{4};9\frac{5}{7} = \frac{{68}}{7};10\frac{3}{{10}} = \frac{{103}}{{10}}\)
Bài 2 SGK trang 14 (Hỗn số tiếp theo): Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính (theo mẫu)
a) \(2\frac{1}{3} + 4\frac{1}{3}\) b) \(9\frac{2}{7} + 5\frac{3}{7}\) c) \(10\frac{3}{{10}} – 4\frac{7}{{10}}\)
Mẫu: a) \(2\frac{1}{3} + 4\frac{1}{3} = \frac{7}{3} + \frac{{13}}{3} = \frac{{20}}{3}\)
Giải
b) \(9\frac{2}{7} + 5\frac{3}{7} = \frac{{65}}{7} + \frac{{38}}{7} = \frac{{103}}{7}\)
c) \(10\frac{3}{{10}} – 4\frac{7}{{10}} = \frac{{103}}{{10}} – \frac{{47}}{{10}} = \frac{{56}}{{10}} = \frac{{28}}{5}\)
Bài 3 SGK trang 14 (Hỗn số tiếp theo): Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính (theo mẫu):
a) \(2\frac{1}{3} \times 5\frac{1}{4}\) b) \(3\frac{2}{5} \times 2\frac{1}{7}\) c) \(8\frac{1}{6}:2\frac{1}{2}\)
Mẫu: a) \(2\frac{1}{3} \times 5\frac{1}{4} = \frac{7}{3} \times \frac{{21}}{4} = \frac{{49}}{4}\)
Giải
b) \(3\frac{2}{5} \times 2\frac{1}{7} = \frac{{17}}{5} \times \frac{{15}}{7} = \frac{{51}}{7}\)
c) \(8\frac{1}{6}:2\frac{1}{2} = \frac{{49}}{6}:\frac{5}{2} = \frac{{49}}{6} \times \frac{2}{5} = \frac{{49}}{{15}}\)