Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
Đầu chỉ của compa vạch trên tờ giấy một đường tròn
– Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của một hình tròn đều bằng nhau : OA = OB = OC.
– Đoạn thẳn MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính.
1.2. Giải bài tập SGK trang 96, 97
Bài 1 SGK trang 96:
Vẽ hình tròn có:
a) Bán kính 3cm; b) Đường kính 5cm.
Hướng dẫn giải:
ở câu b), bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
– Chấm một điểm, chẳng hạn O (hoặc I), làm tâm.
– Mở compa sao cho mũi kim cách đầu chì một khoảng 3cm (hoặc 2,5cm).
– Đặt mũi kim vào điểm O, áp đầu chì sát vào mặt giấy quay đúng một vòng. Ta được hình tròn tâm O (hoặc I) có bán kính 3cm (hoặc 2,5cm).
a) Bán kính 3cm :
b) Đường kính 5cm :
Bài 2 SGK trang 96:
Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm.
Hướng dẫn giải:
Dùng compa vẽ hình vào vở theo hướng dẫn ở trên ta có hình vẽ như sau
Bài 3 SGK trang 97:
Vẽ theo mẫu:
Hướng dẫn giải:
– Vẽ hình tròn tâm O , bán kính bằng 4 lần cạnh ô vuông.
– Xác định đường kính AB của hình tròn đó.
– Vẽ nửa đường tròn có đường kính AO (OB) về phía dưới (hoặc trên).