• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




Bạn đang ở:Trang chủ / Môn Toán Lớp 4 / Toán 4 Chương 2 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ

Toán 4 Chương 2 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ

26/10/2020 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

Ví dụ: An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được … con cá, Bình câu được … con cá, Cường câu được … con cá. Cả ba người câu được … con cá.

Số cá câu được có thể là:

 a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.

  • Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6 ; 6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 1; b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3 ; 3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm giá trị của m + n + p nếu

a) m = 6; n = 5; p = 29;           

b) m = 15; n = 10; p = 5.

Phương pháp giải

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

a) Nếu m = 6; n = 5; p = 29 thì m + n + p = 6 + 5 + 29 = 40.

b) Nếu m = 15; n = 10; p = 5 thì m + n + p = 15 + 10 + 5 = 30.

Câu 2: Tính giá trị của m x n x p nếu:

a) m = 8, n = 3 và p = 5;           

b) m = 20, n = 1 và p = 5.

Phương pháp giải

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

a) Nếu m = 8, n = 3 và p = 5 thì m x n x p = 8 x 3 x 5 = 24 x 5 = 120.

b) Nếu m = 20, n = 1 và p = 5 thì m x n x p = 20 x 1 x 5 = 100.

Câu 3: Cho biết m = 2, n = 8, p = 5 tìm giá trị biểu thức

a) m + n + p          b) m – n – p             c) m + n x p 

    m + (n + p)            m – (n + p)             (m + n) x p

Phương pháp giải

  • Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải
  • Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Hướng dẫn giải

Nếu m = 25, n = 8, p = 7 thì

a) m + n + p = 25 + 8 + 7 = 33 + 7 = 40.

m + (n + p) = 25 + (8 + 7) = 25 + 15 = 40.

b) m – n – p = 25 – 8 – 7 = 17 – 7 = 10.

m – (n + p )= 25 – (8 + 7) = 25 – 15 = 10.

c) m + n x p = 25 + 8 x 7 = 25 + 56 = 81.

(m + n) x p = (25 + 8) x 7 = 33 x 7 = 231.

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
  • Biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ theo các giá trị của các số.

Thuộc chủ đề:Môn Toán Lớp 4 Tag với:Hình Học

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12