1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
– Diện tích của một hình: Là phần không gian nằm bên trong của một hình hai chiều.
Ví dụ. Diện tích và chu vi của hình tứ giác ABCD:
Diện tích tứ giác ABCD là phần tô màu trong hình.
– Để đo diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn: xăng ti mét vuông.
– Xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1 cm, xăng-ti-mét vuông được kí hiệu là cm2
1.2. Các dạng toán
a) Dạng 1: So sánh diện tích của các hình cho trước.
– Nếu hình 1 nằm hoàn toàn trong hình 2 thì diện tích của hình 1 bé hơn diện tích của hình 2.
– Hai hình có số ô vuông đơn vị bằng nhau thì diện tích của hai hình đó bằng nhau.
b) Dạng 2: Đọc và viết đơn vị diện tích
Đơn vị xăng-ti-mét vuông được viết tắt là cm2
c) Dạng 4: Toán đố
– Đọc và phân tích đề
– Xác định cách giải của bài toán, chú ý tính toán có đơn vị đo diện tích (Dạng 3)
– Trình bày lời giải và kiểm tra lại kết quả của bài toán.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Đọc số đơn vị diện tích sau: 5 cm2, 1500 cm2
Hướng dẫn giải
Đọc số rồi đọc đơn vị đo
5cm2: đọc là Năm xăng – ti – mét vuông
1500 cm2: đọc là Một nghìn năm trăm xăng – ti – mét vuông
Câu 2: Tính
a) 18cm2 + 26cm2 = ?
b) 6cm2 x 4cm2 = ?
Hướng dẫn giải
Thực hiện phép tính với các số rồi viết thêm đơn vị xăng-ti-mét vào sau kết quả.
a) 18cm2 + 26cm2 = 44 cm2
b) 6cm2 x 4cm2 = 24cm2
Câu 3: Tờ giấy màu xanh có diện tích 300cm2 ,tờ giấy màu đỏ có diện tích 280cm2 . Hỏi tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ bao nhiêu xăng – ti – mét vuông?
Hướng dẫn giải
Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ số xăng-ti-mét vuông là :
300 – 280 = 20 (cm2 )
Đáp số: 20 cm2
3. Kết luận
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
- Nhận biết và so sánh được đơn vị diện tích.
- Vận dụng vào giải bài tập SGK và các bài tập tương tự.