• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




Bạn đang ở:Trang chủ / Môn Toán Lớp 3 / Toán 3 Chương 3 Bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Toán 3 Chương 3 Bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

15/10/2020 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

a) Giới thiệu về hình tròn

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm bên trong và bên ngoài đường tròn.

b) Định nghĩa tâm, đường kính, bán kính hình tròn

Tâm: là điểm nằm chính giữa hình tròn.

Đường kính: là đường đi thẳng qua tâm hình tròn và cắt đường tròn tại hai điểm

Bán kính: là đoạn thẳng đi qua tâm và cắt đường tròn tại một điểm.

c) Tính chất của hình tròn

Tâm là trung điểm của đường kính.

 Đường kính luôn gấp hai lần bán kínhHình tròn có một tâm và vô số bán kính, đường kính.

d) Hình ảnh hình tròn trong thực tế

Một số hình ảnh hình tròn trong thực tế có thể kể đến như:

 

1.2. Các dạng toán

a) Dạng 1: Xác định tâm, đường kính, bán kính của một hình tròn.

– Tâm là trung điểm của đường kính.

– Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm của hình tròn và cắt đường tròn tại hai điểm.

– Bán kính: Đoạn thẳng từ tâm đến một điểm nằm trên đường tròn.

b) Dạng 2: Tính độ dài bán kính khi biết đường kính và ngược lại.

– Đường kính luôn gấp hai lần bán kính.

– Ngược lại, bán kính bằng một nửa đường kính.

Ví dụ: Tìm đường kính của hình tròn bán kính 8dm

Hướng dẫn giải

Đường kính của hình tròn bán kính 8dm là:

8 x 2 = 16 (dm)

Đáp số: 16dm

c) Dạng 3: Vẽ hình tròn khi biết độ dài của bán kính hoặc đường kính.

Sử dụng compa để vẽ hình tròn:

– Chọn một điểm làm tâm của hình tròn.

– Mở compa theo khoảng cách bằng bán kính cho trước.

– Đặt một chân cố định của com pa trùng với tâm, chân bút chì còn lại di chuyển và quay một vòng, điểm đầu trùng với điểm cuối cùng để được một hình tròn.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong hình tròn sau:

Hướng dẫn giải

Bán kính: OM, ON, OP, OQ.

Đường kính: MN, PQ.

Câu 2: Xác định tâm, bán kính, đường kính của đường tròn sau:

Hướng dẫn giải

– Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.

Câu 3: Vẽ hình tròn có: tâm O, bán kính 2cm

Hướng dẫn giải

Dùng com pa để vẽ hình tròn:

– Mở com pa một khoảng bằng bán kính của hình tròn cần vẽ.

– Đánh dấu một điểm cố định trên vở, đặt tên và gọi là tâm.

– Đặt một chân cố định của com pa trùng với tâm, giữ cố định và quay chân còn lại một vòng, từ đó em thu được hình tròn với tâm và bán kính tùy ý.

vậy ta được hình vẽ như sau:

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
  • Biết xác định được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
  • Vận dụng vào giải bài tập SGK và các bài tập tương tự.

Thuộc chủ đề:Môn Toán Lớp 3 Tag với:Toán lớp 3 chương 3

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12