1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
– Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.
Ví dụ:
1 + 2 + 3
5 x 4 : 2
– Ghi nhớ quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
- Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ, ta thực hiện các phép tính theo chiều từ trái sang phải
- Trong biểu thức chỉ có chứa hai phép toán nhân, chia, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
1.2. Các dạng toán
a) Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức
– Trong biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
– Trong biểu thức có chứa phép tính nhân, chia và phép tính cộng, trừ
Bước 1: Thực hiện phép nhân, chia trước.
Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
b) Dạng 2: Nối biểu thức với một giá trị biểu thức đã cho
Bước 1: Tính giá trị biểu thức đã cho
Bước 2: Xem giá trị nào khớp với đáp án biểu thức vừa tính, rồi nối giá trị đó với biểu thức.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tính các giá trị biểu thức sau:
a) 20 – 5 + 10
b) 60 + 20 – 5
Hướng dẫn giải
a) 20 – 5 + 10 = 15 + 10 = 25
Vậy giá trị biểu thức 20 – 5 + 10 là 25
b) 60 + 20 – 5 = 80 – 5 = 75
Giá trị của biểu thức 60 + 20 – 5 là 75
Câu 2: Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 416 – (25 – 11)
b) (65 + 15) x 2
Hướng dẫn giải
a) 416 – (25 – 11)
= 416 – 14
= 402
b) (65 + 15) x 2
= 80 x 2
= 160
Câu 3: Biểu thức sau có giá trị là số nào?
Hướng dẫn giải
Ta có: 52 + 23 = 75
Nên ta có kết quả
3. Kết luận
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
- Biết tính các giá trị biểu thức.
- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập.