• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




Bạn đang ở:Trang chủ / Lý thuyết Môn Sinh / Trình bày hoạt động theo chu kì ngày đêm của sinh vật. Đồng hồ sinh học? Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở sinh vật?

Trình bày hoạt động theo chu kì ngày đêm của sinh vật. Đồng hồ sinh học? Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở sinh vật?

07/03/2020 by admin

– Đặc tính hoạt động theo chu kì ngày đêm là sự thích nghi sinh học phức tạp với sự biến đổi theo chu kì ngày đêm của các nhân tố vô sinh.
– Có nhóm sinh vật hoạt động ban ngày, có nhóm sinh vật hoạt động lúc hoàng hôn, có nhóm hoạt động vào ban đêm. Chu kì ánh sáng giữ vai trò cơ bản trong nhịp chu kì ngày đêm. Trong quá trình tiến hóa sinh vật đã hình thành khả năng phản ứng khác nhau đối với độ dài ngày và cường độ chiếu sáng ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
– Từ sinh vật đơn bào đến sinh vật đa bào đều có khả năng đo thời gian như là những “đồng hồ sinh học”. Ở thực vật nhiều cây nở hoa vào thời gian xác định (hoa dạ lan hương nở vào lúc tối; hoa mười giờ nở vào lúc $10$ giờ sáng; hoa phù dung sớm nở, tối tàn). Ở động vật cơ chế hoạt động theo kiểu “đồng hồ sinh học” có liên quan tới điều hòa thần kinh – thể dịch. Sự nhạy cảm ánh sáng của tế bào thần kinh, sau đó là ảnh hưởng của các tế bào thần kinh tới các tuyến nội tiết làm tiết các hoocmôn tác động lên cường độ trao đổi chất. Ở thực vật, các chức năng điều hòa là do những chất đặc biệt tiết ra từ tế bào của một loại mô hoặc cơ quan riêng biệt nào đó. Nhịp sinh học của sinh vật mang tính di truyền.

Thuộc chủ đề:Lý thuyết Môn Sinh Tag với:Sinh thái học

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12