Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bao gồm: sinh sản bằng phân đôi, sinh sản dinh dưỡng, sinh sản bằng bào tử. Trong các hình thức này, có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
a) Giống nhau
– Trong tất cả các hình thức đều không phân biệt tính đực và tính cái
– Cơ thể mới sinh ra từ các bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ (không qua giảm phân và thụ tinh).
b) Khác nhau
* Phân đôi: là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở các sinh vật bậc thấp (vi khuẩn, thực vật và động vật đơn bào). Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách làm $2$ phần giống nhau, mỗi phần sẽ lớn dần lên cho tới lúc bằng cơ thể mẹ. Cơ thể mới có cấu trúc hoàn toàn giống cơ thể mẹ (có bộ NST giống hệ bộ NST của mẹ).
* Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản của các cơ thể đa bào, mà trong đó các cá thể mới được sinh ra từ các bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ, gồm có các dạng sau:
– Nảy chồi: là một phàn nhỏ của cơ thể mẹ, phát triển nhanh hơn các phần khác để trở thành một cơ thể mới.
– Tái sinh: là khả năng mọc lại những phần đã mất (đuôi, chi…) của một số động vật. Sự tái sinh đó, nếu đạt đến mức độ cao có thể xem như một dạng sinh sản vô tính. Ví dụ, bọt biển, thủy tức bị cắt thành nhiều mảnh thì từng mảnh có thể mọc thêm những phần còn thiếu để tạo thành một cơ thể mới.
– Sinh sản bằng rễ, thân, lá đều là sinh sản sinh dưỡng.
Trong trồng trọt, người ta thường dựa vào khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật để nhân giống. Đó là các phương pháp giâm, chiết, ghép.
* Sinh sản bằng bào tử: là hình thức mà trong đó cơ thể mới được sinh ra từ một tế bào gọi là bào tử (tế bào chuyên làm chức năng sinh sản).
Bào tử có thể được hình thành từ một tế bào của cơ thể mẹ (tảo lục đơn bào) hay từ một cơ quan riêng biệt của cơ thể mẹ gọi là túi bào tử (dương xỉ). Bào tử đượ phát tán đi nhờ gió, nước hoặc cố thể di động được trong nước nhờ roi. Khi gặp điều kiện thuận lợi (đất ẩm), bào tử sẽ nảy mầm thành cơ thể mới.
Sinh sản bằng bào tử đảm bảo tăng nhanh số lượng cá thể của loài, vì từ một cá thể mẹ có thể sinh ra rất nhiều cá thể con có bộ NST giống hệ bộ NST của cá thể mẹ.
a) Giống nhau
– Trong tất cả các hình thức đều không phân biệt tính đực và tính cái
– Cơ thể mới sinh ra từ các bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ (không qua giảm phân và thụ tinh).
b) Khác nhau
* Phân đôi: là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở các sinh vật bậc thấp (vi khuẩn, thực vật và động vật đơn bào). Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách làm $2$ phần giống nhau, mỗi phần sẽ lớn dần lên cho tới lúc bằng cơ thể mẹ. Cơ thể mới có cấu trúc hoàn toàn giống cơ thể mẹ (có bộ NST giống hệ bộ NST của mẹ).
* Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản của các cơ thể đa bào, mà trong đó các cá thể mới được sinh ra từ các bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ, gồm có các dạng sau:
– Nảy chồi: là một phàn nhỏ của cơ thể mẹ, phát triển nhanh hơn các phần khác để trở thành một cơ thể mới.
– Tái sinh: là khả năng mọc lại những phần đã mất (đuôi, chi…) của một số động vật. Sự tái sinh đó, nếu đạt đến mức độ cao có thể xem như một dạng sinh sản vô tính. Ví dụ, bọt biển, thủy tức bị cắt thành nhiều mảnh thì từng mảnh có thể mọc thêm những phần còn thiếu để tạo thành một cơ thể mới.
– Sinh sản bằng rễ, thân, lá đều là sinh sản sinh dưỡng.
Trong trồng trọt, người ta thường dựa vào khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật để nhân giống. Đó là các phương pháp giâm, chiết, ghép.
* Sinh sản bằng bào tử: là hình thức mà trong đó cơ thể mới được sinh ra từ một tế bào gọi là bào tử (tế bào chuyên làm chức năng sinh sản).
Bào tử có thể được hình thành từ một tế bào của cơ thể mẹ (tảo lục đơn bào) hay từ một cơ quan riêng biệt của cơ thể mẹ gọi là túi bào tử (dương xỉ). Bào tử đượ phát tán đi nhờ gió, nước hoặc cố thể di động được trong nước nhờ roi. Khi gặp điều kiện thuận lợi (đất ẩm), bào tử sẽ nảy mầm thành cơ thể mới.
Sinh sản bằng bào tử đảm bảo tăng nhanh số lượng cá thể của loài, vì từ một cá thể mẹ có thể sinh ra rất nhiều cá thể con có bộ NST giống hệ bộ NST của cá thể mẹ.