$1$. Định nghĩa về quần xã sinh vật: quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định gọi là sinh cảnh. Nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
$2$. Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật.
– Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái. Còn quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
– Mỗi quần thể đặc trưng bởi một số chỉ tiêu sau: tỉ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi, sự sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi trường. Còn quần xã gồm nhiều quần thể, trong đó có một vài quần thể chiếm ưu thế, trong các quần thể chiếm ưu thế có một quần thể tiêu biểu nhất gọi là quần thể đặc trưng. Mỗi quần xã có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của quần thể trong không gian.
– Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh đến quần thể làm thay đổi sự phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản và cấu trúc quần thể qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Còn ảnh hưởng của ngoại cảnh sẽ tạo nên sự thay đổi có tính chu kì của quần xã. Nếu thuận lợi thì quần xã có tính đa dạng cao, nếu điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có tính đa dạng thấp.
– Quần thể khi tồn tại trong môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng thông qua cơ chế điều hòa mật độ. Còn quần xã sinh vật là một cấu trúc đó là hệ quả tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống, sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
$3$. Mối quan hệ với ngoại cảnh và cấu trúc thành phần loài sinh vật giữa quần thể và quần xã mang tính chất riêng, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau vì quần xã là một tập gồm nhiều quần thể. Ví dụ, đặc trưng về sự phân bố trong quần xã. Mỗi quần thể hợp thành có sự phân bố riêng, thường phân bố theo chiều thẳng đứng hay theo chiều ngang. Các nhân tố sinh thái của môi trường thay đổi, sự phân bố của chúng cũng thay đổi và không giống nhau, có thể một bộ phận, thậm chí cả quẩn thể phải di chuyển sang quần thể khác… Như vậy cấu trúc thành phần loài của quần xã đã bị thay đổi. Quần thể chỉ bao gồm các cá thể của một loài, còn quần xã gồm các cá thể của các quần thể thuộc nhiều loài.
$2$. Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật.
– Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái. Còn quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
– Mỗi quần thể đặc trưng bởi một số chỉ tiêu sau: tỉ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi, sự sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi trường. Còn quần xã gồm nhiều quần thể, trong đó có một vài quần thể chiếm ưu thế, trong các quần thể chiếm ưu thế có một quần thể tiêu biểu nhất gọi là quần thể đặc trưng. Mỗi quần xã có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của quần thể trong không gian.
– Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh đến quần thể làm thay đổi sự phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản và cấu trúc quần thể qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Còn ảnh hưởng của ngoại cảnh sẽ tạo nên sự thay đổi có tính chu kì của quần xã. Nếu thuận lợi thì quần xã có tính đa dạng cao, nếu điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có tính đa dạng thấp.
– Quần thể khi tồn tại trong môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng thông qua cơ chế điều hòa mật độ. Còn quần xã sinh vật là một cấu trúc đó là hệ quả tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống, sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
$3$. Mối quan hệ với ngoại cảnh và cấu trúc thành phần loài sinh vật giữa quần thể và quần xã mang tính chất riêng, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau vì quần xã là một tập gồm nhiều quần thể. Ví dụ, đặc trưng về sự phân bố trong quần xã. Mỗi quần thể hợp thành có sự phân bố riêng, thường phân bố theo chiều thẳng đứng hay theo chiều ngang. Các nhân tố sinh thái của môi trường thay đổi, sự phân bố của chúng cũng thay đổi và không giống nhau, có thể một bộ phận, thậm chí cả quẩn thể phải di chuyển sang quần thể khác… Như vậy cấu trúc thành phần loài của quần xã đã bị thay đổi. Quần thể chỉ bao gồm các cá thể của một loài, còn quần xã gồm các cá thể của các quần thể thuộc nhiều loài.