$1$. Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật
– Bình thường, quần xã có tính chất ổn định trong từng thời gian – căn cứ vào thời gian tồn tại người ta phân ra quần xã nhất thời.
– Quần xã sinh vật là một cấu trúc động, do tác động qua lại giữa các loài trong quần xã với môi trường.
– Giữa các quần xã thường có vùng chuyển tiếp gọi là vùng đệm gây ra tác động rìa.
– Mỗi quần xã sinh vật đều có một vài quần thể ưu thế. Trong số các quần thể ưu thế thường có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã, đó là quần thể đặc trưng quần xã sinh vật.
– Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì chỉ có một số ít quần thể thích nghi mới được tồn tại trong quần xã. Như vậy quần xã ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi thì có độ đa dạng cao, còn ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt thì có độ đa dạng thấp.
– Mỗi quần xã sinh vật có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của các quần thể trong không gian.
– Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật là kiểu phân tầng thẳng đứng (ở rừng nhiệt đới có $5$ tầng trong đó có $3$ tầng cây gỗ lớn, tầng cây bụi và tầng cỏ – dương xỉ).
– Trong lòng của mỗi quần xã thường xuyên xảy ra các mối quan hệ hỗ trợ, đối địch.
$2$. Phân biệt quần thể ưu thế và quần thể đặc trưng
– Trong mỗi quần xã đều có một vài quần thể ưu thế.
Ví dụ, thực vật có hạt thường là những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn. Cá, tôm, sinh vật nổi là những quần thể ưu thế ở các quần xã nước. Trong các quần thể ưu thế của quần xã thường có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã đó gọi là quần thể đặc trưng. Ví dụ, quần thể cây cọ trong quần xã sinh vật đồi ở Phú Thọ. Như vậy, quần thể đặc trưng là thành phần tiêu biểu đại diện cho quần xã nằm trong số các quần thể ưu thế.
$3$. Vai trò của cấu trúc phân tầng thẳng đứng
– Phân bố hợp lí khoảng không gian phù hợp cho các quần thể trong quần xã phù hợp với điều kiện sinh sống, kiếm thức ăn của chúng (ánh sáng, độ ẩm, chế độ nước, lượng thức ăn…).
– Phân bố khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã làm giảm mức cạnh tranh giữa cá thể và giữa các quần thể nhờ vậy mà duy trì được sự ổn định của quần xã.
– Bình thường, quần xã có tính chất ổn định trong từng thời gian – căn cứ vào thời gian tồn tại người ta phân ra quần xã nhất thời.
– Quần xã sinh vật là một cấu trúc động, do tác động qua lại giữa các loài trong quần xã với môi trường.
– Giữa các quần xã thường có vùng chuyển tiếp gọi là vùng đệm gây ra tác động rìa.
– Mỗi quần xã sinh vật đều có một vài quần thể ưu thế. Trong số các quần thể ưu thế thường có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã, đó là quần thể đặc trưng quần xã sinh vật.
– Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì chỉ có một số ít quần thể thích nghi mới được tồn tại trong quần xã. Như vậy quần xã ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi thì có độ đa dạng cao, còn ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt thì có độ đa dạng thấp.
– Mỗi quần xã sinh vật có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của các quần thể trong không gian.
– Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật là kiểu phân tầng thẳng đứng (ở rừng nhiệt đới có $5$ tầng trong đó có $3$ tầng cây gỗ lớn, tầng cây bụi và tầng cỏ – dương xỉ).
– Trong lòng của mỗi quần xã thường xuyên xảy ra các mối quan hệ hỗ trợ, đối địch.
$2$. Phân biệt quần thể ưu thế và quần thể đặc trưng
– Trong mỗi quần xã đều có một vài quần thể ưu thế.
Ví dụ, thực vật có hạt thường là những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn. Cá, tôm, sinh vật nổi là những quần thể ưu thế ở các quần xã nước. Trong các quần thể ưu thế của quần xã thường có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã đó gọi là quần thể đặc trưng. Ví dụ, quần thể cây cọ trong quần xã sinh vật đồi ở Phú Thọ. Như vậy, quần thể đặc trưng là thành phần tiêu biểu đại diện cho quần xã nằm trong số các quần thể ưu thế.
$3$. Vai trò của cấu trúc phân tầng thẳng đứng
– Phân bố hợp lí khoảng không gian phù hợp cho các quần thể trong quần xã phù hợp với điều kiện sinh sống, kiếm thức ăn của chúng (ánh sáng, độ ẩm, chế độ nước, lượng thức ăn…).
– Phân bố khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã làm giảm mức cạnh tranh giữa cá thể và giữa các quần thể nhờ vậy mà duy trì được sự ổn định của quần xã.