Đời sống của mỗi cơ thể thực vật là sự nối tiếp của $2$ giai đoạn, thể giao tử và thể bào tử. Thể giao tử có số NST đơn bội (n), thể bào tử có số NST lưỡng bội $(2)$.
a) Thể giao tử
Thể giao tử phát sinh từ bào tử đơn bội và lớn lên qua sự nguyên phân liên tiếp, nên cơ thể chỉ gồm những tế bào đơn bội (n). Khi giao tử trưởng thành trong cơ quan sinh sản có những tế bào phát triển thành giao tử cái (noãn cầu) đơn bội và những tế bào phát triển thành giao tử đực (tinh trùng) đơn bội. Sự kết hợp giữa $2$ giao tử đực và cái (thụ tinh) tạo nên hợp tử lưỡng bội.
b) Thể bào tử
Thể bào tử phát sinh từ hợp tử lưỡng bội. Thể bào tử lớn lên từ những lần nguyên phân liên tiếp, nên cơ thể gồm những tế bào lưỡng bội $(2n)$. Khi trưởng thành, trong cơ quan sinh sản có những tế bào lưỡng bội giảm phân, mỗi tế bào sinh ra $4$ bào tử đơn bội (n), chuẩn bị cho giai đoạn thể giao tử.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có sự xen kẽ giữa giai đoạn lưỡng bội (thể bào tử) và giai đoạn đơn bội (thể giao tử) theo cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
c) Sự tương quan giữa $2$ giai đoạn
Tỉ lệ thời gian và tầm quan trọng của $2$ giai đoạn này phụ thuộc vào từng nhóm thực vật. Trong quá trình tiến hóa, thoạt đầu xuất hiện các dạng thực vật có giai đoạn thể giao tử chiếm ưu thế (rêu), rồi dần dần chúng nhường chỗ cho các dạng thực vật có giai đoạn thể bào tử chiếm ưu thế (cây có hoa). Vì cơ thể lưỡng bội có bộ NST là tổ hợp của các bộ NST đơn bội qua sinh sản hữu tính. Do đó, cơ thể lưỡng bội (thể bào tử) thường mang những đặc điểm di truyền phong phú, dễ thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển.
Trong chu trình phát triển của rêu, cơ thể trưởng thành có bộ NST đơn bội (thể giao tử), còn thể bào tử là một bộ phận sống “kí sinh” trên thể giao tử với một thời gian ngắn và thoái hóa sau khi đã hình thành các bào tử đơn bội để mở đầu cho giai đoạn thể giao tử tiếp theo.
Trong chu trình phát triển của cây có hoa, cơ thể trưởng thành có bộ NST lưỡng bội (thể bào tử) và sống độc lập. Thể bào tử sinh trưởng và phát triển mạnh, có cây cao hàng chục mét, có cây sống hàng ngàn năm. Ngược lại, thể giao tử chỉ xuất hiện một thời gian ngắn vào lúc cây ra hoa. Nhờ giảm phân, ở hoa sinh ra $2$ loại bào tử đơn bội; bào tử nhỏ phát triển thành giao tử đực (hạt phấn) chứa nhân sinh sản đực và bào tử lớn phát triển thành giao tử cái chứa noãn cầu. Sự thụ tinh lại tái tạo thể bào tử lưỡng bội, tức là dạng cây sinh trưởng và phát triển mạnh.
a) Thể giao tử
Thể giao tử phát sinh từ bào tử đơn bội và lớn lên qua sự nguyên phân liên tiếp, nên cơ thể chỉ gồm những tế bào đơn bội (n). Khi giao tử trưởng thành trong cơ quan sinh sản có những tế bào phát triển thành giao tử cái (noãn cầu) đơn bội và những tế bào phát triển thành giao tử đực (tinh trùng) đơn bội. Sự kết hợp giữa $2$ giao tử đực và cái (thụ tinh) tạo nên hợp tử lưỡng bội.
b) Thể bào tử
Thể bào tử phát sinh từ hợp tử lưỡng bội. Thể bào tử lớn lên từ những lần nguyên phân liên tiếp, nên cơ thể gồm những tế bào lưỡng bội $(2n)$. Khi trưởng thành, trong cơ quan sinh sản có những tế bào lưỡng bội giảm phân, mỗi tế bào sinh ra $4$ bào tử đơn bội (n), chuẩn bị cho giai đoạn thể giao tử.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có sự xen kẽ giữa giai đoạn lưỡng bội (thể bào tử) và giai đoạn đơn bội (thể giao tử) theo cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
c) Sự tương quan giữa $2$ giai đoạn
Tỉ lệ thời gian và tầm quan trọng của $2$ giai đoạn này phụ thuộc vào từng nhóm thực vật. Trong quá trình tiến hóa, thoạt đầu xuất hiện các dạng thực vật có giai đoạn thể giao tử chiếm ưu thế (rêu), rồi dần dần chúng nhường chỗ cho các dạng thực vật có giai đoạn thể bào tử chiếm ưu thế (cây có hoa). Vì cơ thể lưỡng bội có bộ NST là tổ hợp của các bộ NST đơn bội qua sinh sản hữu tính. Do đó, cơ thể lưỡng bội (thể bào tử) thường mang những đặc điểm di truyền phong phú, dễ thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển.
Trong chu trình phát triển của rêu, cơ thể trưởng thành có bộ NST đơn bội (thể giao tử), còn thể bào tử là một bộ phận sống “kí sinh” trên thể giao tử với một thời gian ngắn và thoái hóa sau khi đã hình thành các bào tử đơn bội để mở đầu cho giai đoạn thể giao tử tiếp theo.
Trong chu trình phát triển của cây có hoa, cơ thể trưởng thành có bộ NST lưỡng bội (thể bào tử) và sống độc lập. Thể bào tử sinh trưởng và phát triển mạnh, có cây cao hàng chục mét, có cây sống hàng ngàn năm. Ngược lại, thể giao tử chỉ xuất hiện một thời gian ngắn vào lúc cây ra hoa. Nhờ giảm phân, ở hoa sinh ra $2$ loại bào tử đơn bội; bào tử nhỏ phát triển thành giao tử đực (hạt phấn) chứa nhân sinh sản đực và bào tử lớn phát triển thành giao tử cái chứa noãn cầu. Sự thụ tinh lại tái tạo thể bào tử lưỡng bội, tức là dạng cây sinh trưởng và phát triển mạnh.
Bài viết liên quan:
- Nhân tố sinh thái? Các nhóm sinh thái cơ bản? Phân biệt các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố con người. Vai trò của các nhân tố sinh thái đó đối với đời sống sinh vật?
- Trình bày quy luật giới hạn sinh thái. Ý nghĩa của quy luật sinh thái đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất và ứng dụng trong việc di nhập, thuần hóa các giống cây trồng, vật nuôi?
- Trình bày hoạt động theo chu kì ngày đêm của sinh vật. Đồng hồ sinh học? Cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học ở sinh vật?
- Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật? Quần thể ưu thế và quần thể đặc trưng? Cấu trúc kiểu tầng thẳng đứng có vai trò gì trong việc duy trì ổn định quần xã sinh vật?
- Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật về các đặc điểm đặc trưng, mối quan hệ với ngoại cảnh và cấu trúc thành phần loài sinh vật.
- Diễn thế sinh thái? Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?
- Điểm khác nhau cơ bản của các loại diễn thế sinh thái?
- Ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh trong hệ sinh thái đến đời sống, sinh vật như thế nào?
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết và sự phân bố động, thực vật ở savan, hoang mạc nhiệt đới và ôn đới?
- Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Cho ví dụ. Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.