Ở thực vật, bên cạnh hình thức sinh sản vô tính, còn có hình thức sinh sản hữu tính ở hầu hết các nhóm thực vật từ thấp tới cao.
$1$. Hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất là hình thức tiếp hợp ở tảo xoắn, là cơ thể đơn bội (n). Cơ quan sinh sản chưa phân hóa rõ ràng. Sự tạo thành hợp tử là do sự kết hợp của hai tế bào bất kì, trên hai sợi tảo nằm sát cạnh nhau, áp sát vào nhau và hình thành cầu nối nguyên sinh chất như một ống thông giữa $2$ tế bào. Nhân và bào chất từ $1$ trong $2$ tế bào chuyển qua ống thông sang hòa vào nhân và bào chất của tế bào bên kia tạo thành hợp tử $(2n)$. Từ hợp tử sẽ phân chia thành $4$ nhân đơn bội theo lối giảm phân qua $2$ lần phân bào liên tiếp. Tiếp đó $3$ trong số $4$ nhân bị thoái hóa, nhân còn lại tạo thành $1$ tế bào, đơn bội, rồi tiếp tục nguyên nhân để trở thành một sợi tảo mới.
$2$. Từ rêu sinh sản hữu tính là một mắt xích trong chu trình phát triển của chúng, ứng với sự xen kẽ thế hệ giữa thể giao tử và thể bào tử cũng là sự xen kẽ giữa giai đoạn đơn bội và giai đoạn lưỡng bội, trong đó sinh sản hữu tính tạo thành cơ thể lưỡng bội ngày càng chiếm ưu thế.
$3$. Sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở thực vật được thể hiện ở:
a) Nếu như ở tảo xoắn chưa có cơ quan sinh sản rõ rệt thì từ rêu trở lên đã có những cơ quan sinh sản rõ ràng.
b) Sự phân hóa giới tính ngày càng rõ: từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính. Điều này có liên quan đến sự tiến hóa trong hình thức thụ tinh: từ thụ tinh đến thụ tinh chéo (ở thực vật có hoa là từ tự thụ phấn đến giao phấn).
c) Trong sự thụ tinh tạo thành hợp tử thì thụ tinh khôi ở cây có hoa là một bước tiến so với thụ tinh nhờ nước ở rêu, dương xỉ, đảm bảo cho sự sinh sản không bị lệ thuộc vào môi trường nước và quá trình thụ tinh được chắc chắn.
$1$. Hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất là hình thức tiếp hợp ở tảo xoắn, là cơ thể đơn bội (n). Cơ quan sinh sản chưa phân hóa rõ ràng. Sự tạo thành hợp tử là do sự kết hợp của hai tế bào bất kì, trên hai sợi tảo nằm sát cạnh nhau, áp sát vào nhau và hình thành cầu nối nguyên sinh chất như một ống thông giữa $2$ tế bào. Nhân và bào chất từ $1$ trong $2$ tế bào chuyển qua ống thông sang hòa vào nhân và bào chất của tế bào bên kia tạo thành hợp tử $(2n)$. Từ hợp tử sẽ phân chia thành $4$ nhân đơn bội theo lối giảm phân qua $2$ lần phân bào liên tiếp. Tiếp đó $3$ trong số $4$ nhân bị thoái hóa, nhân còn lại tạo thành $1$ tế bào, đơn bội, rồi tiếp tục nguyên nhân để trở thành một sợi tảo mới.
$2$. Từ rêu sinh sản hữu tính là một mắt xích trong chu trình phát triển của chúng, ứng với sự xen kẽ thế hệ giữa thể giao tử và thể bào tử cũng là sự xen kẽ giữa giai đoạn đơn bội và giai đoạn lưỡng bội, trong đó sinh sản hữu tính tạo thành cơ thể lưỡng bội ngày càng chiếm ưu thế.
$3$. Sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở thực vật được thể hiện ở:
a) Nếu như ở tảo xoắn chưa có cơ quan sinh sản rõ rệt thì từ rêu trở lên đã có những cơ quan sinh sản rõ ràng.
b) Sự phân hóa giới tính ngày càng rõ: từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính. Điều này có liên quan đến sự tiến hóa trong hình thức thụ tinh: từ thụ tinh đến thụ tinh chéo (ở thực vật có hoa là từ tự thụ phấn đến giao phấn).
c) Trong sự thụ tinh tạo thành hợp tử thì thụ tinh khôi ở cây có hoa là một bước tiến so với thụ tinh nhờ nước ở rêu, dương xỉ, đảm bảo cho sự sinh sản không bị lệ thuộc vào môi trường nước và quá trình thụ tinh được chắc chắn.