• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Học tập VN

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
Bạn đang ở:Trang chủ / Lý thuyết Môn Lý / Một đoàn tàu gồm đầu máy và hai toa xe $A,B$ được nối với nhau bằng hai lò xo giống nhau có khối lượng không đáng kể, toa $A$ có khối lượng \(40\) tấn và toa \(B\) có khối lượng \(20\) tấn. Sau khi khởi hành \(40s\) thì vận tốc của đoàn tàu bằng \(10,8 km/h\). Tìm độ dãn của mỗi lò xo. Cho biết khi chịu tác dụng của lực $1200 N$ thì lò xo nói trên dãn $2cm$. Bỏ qua ma sát.

Một đoàn tàu gồm đầu máy và hai toa xe $A,B$ được nối với nhau bằng hai lò xo giống nhau có khối lượng không đáng kể, toa $A$ có khối lượng \(40\) tấn và toa \(B\) có khối lượng \(20\) tấn. Sau khi khởi hành \(40s\) thì vận tốc của đoàn tàu bằng \(10,8 km/h\). Tìm độ dãn của mỗi lò xo. Cho biết khi chịu tác dụng của lực $1200 N$ thì lò xo nói trên dãn $2cm$. Bỏ qua ma sát.

27/12/2019 by admin

Gia tốc của tàu: \(a=\frac{v}{t}\), với \(v=10,8 km/h=3 m/s; t=40s\);
Suy ra $a=0,075 m/s^{2}$.
Coi hai toa như một vật có khối lượng:
         $m=m_{1}+m_{2}=60$ (tấn) \(=6000 kg\).
Lực kéo hai toa chuyển động với gia tốc \(a\) chính là lực đàn hồi \(F_{đh_{1}}\) của lò xo nối với đầu máy:
         \(F=F_{dh_{1}}=ma=4500 (N)\).
Độ cứng của lò xo: \(k=\frac{1200}{2.10^{-2}}=60000 (N/m)\).
Độ dãn của lò xo nối với đầu máy: \(\Delta l=\frac{F_{dh_{1}}}{k}=0,075 (m)=7,5 cm\).
Để tính độ dãn \(\Delta l_{2}\) của lò xo nối hai toa ta xét hai trường hợp:
a) Đầu máy nối với toa \(A\): khi đó lực kéo toa \(B\) chính là lực đàn hồi của lò xo nối hai toa:
         \(F_{2}=m_{2}a=F_{dh_{2}}=1500 (N)\).
Độ dãn của lò xo nối hai toa: \(\Delta l_{2}=\frac{F_{dh_{2}}}{k}=0,025 (m)=2,5 cm\).
b) Đầu máy nối với toa \(B\), khi đó lực kéo toa \(A\) chính là lực đàn hồi của lò xo nối hai toa:
         \(F_{1}=m_{1}a=F_{dh_{3}}=3000 (N)\).
Độ dãn của lò xo nối hai toa: \(\Delta l_{3}=\frac{F_{dh_{3}}}{k}=0,05 (m)=5 cm\).

Bài viết liên quan:

  1. Một vòng tròn kim loại được quay đều trong mặt phẳng nằm ngang quanh tâm của nó. Kim loại này có giới hạn đàn hồi của nó. Kim loại này có giới hạn đàn hồi của nó là $\sigma = 2.10^7 N.m^2$ và khối lượng riêng $\rho = 11,3.10^3 kg/m^3$. Xác định tốc độ dài lớn nhất của một điểm trên vòng tròn kim loại.

Thuộc chủ đề:Lý thuyết Môn Lý Tag với:Hệ số đàn hồi

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2020 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12 - HocZ NET