Tìm khối lượng m của hơi nước.
Nhiệt lượng cần để nước đá tan ở $0^0C : Q_1 = m_1 \lambda $.
Nhiệt lượng nước cần để tăng lên $50^0C : Q_2 = m_1c_2(t – 0)$.
Nhiệt lượng do nước sôi ở $100^0C$ ngưng tụ tỏa ra : $Q_3 = mL$.
Nhiệt lượng của nước ở $100^0C$ hạ xuống $t^0C$ tỏa ra :
$Q_4 = mc_2(100 – t)$.
Theo định luật bảo toàn nhiệt lượng : $Q_1 + Q_2 = Q_3 + Q_4$
$\Leftrightarrow m_1 \lambda + m_1c_2t = mL + mc_2(100 – t) $
Suy ra $m = \frac{(\lambda + c_2t)m_1}{L+c_2(100 – t)}\approx 0,22 (kg) $.
Bài viết liên quan:
- Để có $22$ lít nước ở $t=36^0C$ người ta đổ nước có nhiệt độ $t_1=11^0C$ vào nước có nhiệt độ $t_2=60^0C$. Hỏi phải lấy bao nhiêu lít nước mỗi thứ? Bỏ qua nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh.
- Muốn biết nhiệt độ bên trong một cái lò, người ta làm như sau: Đặt một thỏi đồng có khối lượng $m=60$g vào trong lò, sau đó đưa ra rồi bỏ nhanh vào một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng $m_1=360g$ và chứa $1,2$ lít nước ở nhiệt độ ban đầu $t_0=13^0C$; người ta thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng lên đến $T_1=15^0C$. Tính nhiệt độ $t$ bên trong lò. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng và đồng thau là $c=400J/kg.K$
- Trong một xi lanh dưới pittong nặng có một khối lượng khí $CO_2, m=0,2kg$. Pittong có thể di chuyển thẳng đứng dọc theo bình xilanh. Đun nóng xi lanh cho nhiệt độ khí tăng dần lên từ $t_1=20^0C$ đến $t_2=108^0C$. Tính công do khí thực hiện.
- Không khí trong một xi lanh có thể tích $V=500cm^3$ và áp suất $p=1,96.10^5N/m^2$. Do được đun nóng đẳng áp, không khí trong xi lanh nóng thêm $10^0C$ và thực hiện công $A=36J$ đẩy pittong lên. Hãy xác định nhiệt độ lúc đầu của không khí.
- Xác định định độ biến thiên nhiệt độ của nước rơi tự độ cao $96m$ xống và đạp vào cánh tuabin làm quay máy phát điện. Biết $50$% thế năng của nước biến thành nội năng của nước và nhiệt dung riêng của nước là $4190j/kg.K$, $g=9,8m/s^2$.
- Một nhà máy nhiệt điện chạy bằng năng lượng nguyên tử dự kiến có công suất $1000MW$ và hiệu suất $33$%. Nếu nhiệt lượng của nhà máy nđược thải ra một dòng sông có lưu lượng $10^6 kg/s$ thì nhiệt độ của nước sông nóng thêm bao nhiêu?
- Một ô tô chuyển động với vận tốc $54km/h$ có thể đi được đoạn đường dài bao nhiêu khi tiêu thụ hết $60$lít xăng? Biết động cơ của ô tô có công suất $45kW$, hiệu suất $25$%. Năng suất tỏa nhiệt của xăng là $46.10^6 J/kg$ và khối lượng riêng của xăng là $700kg/cm^3$.
- %Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình các-nô có hiệu suất $25$%. Tính hiệu năng của một máy lạnh hoạt động theo chiều ngược chu trình các – nô trên.
- Một bình cách nhiệt hình trụ chứa khối nước đá cao $25 cm$ ở nhiệt độ $-20^0C$. Người ta rót nhanh một lượng nước vào bình cho đến khi mặt nước cách đáy bình $45 cm$. Khi cân bằng nhiệt, mực nước trong bình giảm đi $0,5 cm$ so với khi vừa rót nước. Xác định nhiệt độ của nước vừa rót vào. Cho khối lượng riêng của nước va nước đá lần lượt là $\rho_n = 1000 kg/m^3$ và $\rho_đ = 900 kg/m^3$, nhiệt độ nóng chảy của nước đá là $\lambda = 340000 J/kg$, nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là $c_n = 4200 J/kgK$ và $c_đ = 2100 J/kgK$.
- Phần dưới của một bình hình trụ có diện tích đáy là $S = 0,2 m^2$ chứa $V_0 = 0,1 m^3$ không khí ở $27^0C$ và áp suất $760 mmHg$, phía trên được đậy bởi một pit-tông rất nhẹ có thể di chuyển được. Khối khí nhận thêm nhiệt lượng đốt cháy $1,5 g$ xăng nên pit-tông dịch chuyển dưới áp suất không đổi và nhiệt độ tăng thêm $200^0C$. Năng suất tỏa nhiệt của xăng là $4.10^7 J/kg$. Tính công do hãm khí và hiệu suất của quá trình này.