• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Vật lý lớp 12 / Giải Lý lớp 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

Giải Lý lớp 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

16/03/2021 by admin

1. Giải bài 1 trang 94 SGK Vật lý 12

Các máy phát điện xoay chiều nói chung dựa trên nguyên tắc nào ?

Phương pháp giải

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều:

– Đầu phát được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là phần cảm (roto) và phần ứng (stato)

– 2 bộ phận nhỏ này phối hợp làm việc nhịp nhàng với nhau tạo ra chuyển động giữa điện từ và điện

⇒ Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Hướng dẫn giải

– Nguyên tắc hoạt động của các máy điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

– Khi từ thông xuyên qua một khung dây kín biến thiên thì trong khung dây xuất hiện một dòng điện cảm.

2. Giải bài 2 trang 94 SGK Vật lý 12

Phân biệt dòng điện một pha với dòng ba pha.

Phương pháp giải

Chúng ta cũng có thể hiểu, dòng điện 3 pha chính là một hệ thống gồm có 3 dòng điện xoay chiều 1 pha và khác nhau về độ lệch pha của các dòng điện.

Hướng dẫn giải

– Dòng 1 pha: là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật hàm số sin hay côsin.

– Dòng 3 pha: là hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều một pha có cùng tần số nhưng lệch pha nhau 120o từng đôi một.

Như vậy dòng điện một pha là một thành phần trong hệ thống dòng xoay chiều 3 pha.

3. Giải bài 3 trang 94 SGK Vật lý 12

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, từ trường quay có vecto B quay 300 vòng / phút tạo bởi 20 cực nam châm điện (10 cực nam và 10 cực Bắc) quay với tốc độ bao nhiêu ?

A. 10 vòng/s

B. 20 vòng/s

C. 5 vòng/ s

D. 100 vòng/s

Phương pháp giải

– Ở đây bài hỏi về tốc độ quay của từ trường nên không được nhầm lẫn với tần số dòng xoay chiều sinh ra là f = p.n, p là số cặp cực từ.

– Đổi đơn vị từ vòng/ phút về vòng/s.

Hướng dẫn giải

– Tốc độ quay của từ trường: n = 300 vòng/phút = 300/60 = 5 (vòng/s)

– Chọn đáp án C.

4. Giải bài 4 trang 94 SGK Vật lý 12

Trong trường hợp ba suất điện động của máy phát ba pha mắc theo hình sao và ba tải cũng được mắc theo hình sao thì phải có bốn đường dây nối từ nguồn đến tải. Hãy xét trường hợp ba tải đối xứng và chứng minh rằng trong số bốn đường dây nối ấy có một đường dây tại đó cường độ bằng không (đường dây trung hòa).

Phương pháp giải

– Áp dụng tính chất của máy phát ba pha mắc theo hình sao và ba dây tải cũng mắc theo hình sao thì các dòng điện lệch nhau góc 2π/3 ( 1200)

– Viết biểu thức cường độ dòng điện: i= I0cosωt cho mỗi tải

– Biểu thức cường độ dòng điện trung hòa: i= i1+ i2 + i3

– Sử dụng phương pháp cộng vecto và giản đồ vecto như hình dưới đây và tìm được giá trị i = 0

Hướng dẫn giải

 – Khi các suất điện động và tải đối xứng đều mắc hình sao thì dòng điện trong các tải có cùng biên độ, tần số, và các dòng đôi một lệch pha nhau góc 2π/3.

– Biểu thức cường độ dòng điện trong tải 1 là: 

i1 = I0.cosωt

– Biểu thức cường độ dòng điện trong tải 2 là: 

 i2 = I0.cos(ωt – 2π/3)

– Biểu thức cường độ dòng điện trong tải 3 là:

 i3 = I0.cos(ωt + 2π/3)

– Cường độ dòng điện trong dây trung hòa là:

i = i1 + i2 + i3 = I0.cosωt+ I0.cos(ωt – 2π/3) + I0.cos(ωt + 2π/3)

– Cộng ba hàm điều hòa trên bằng giản đồ vectơ:

+ Ta thấy: \(\overrightarrow {{I_{02}}} + \overrightarrow {{I_{03}}} = \overrightarrow {{I_{023}}} \)  vì \(\left( {\overrightarrow {{I_{02}}} ;\overrightarrow {{I_{03}}} } \right) = \frac{{2\pi }}{3},\,I{}_{02} = {I_{03}} = {I_0}\)

+ Nên I023 = I0 = I01 và   \(\overrightarrow {{I_{023}}} \nearrow \swarrow \overrightarrow {{I_{01}}} \to \overrightarrow {{I_{01}}} + \overrightarrow {{I_{02}}} + \overrightarrow {{I_{03}}} = 0 \to i = 0\)

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Vật lý lớp 12 Tag với:Giải bài tập Lý 12

Bài liên quan:

  • Giải Lý lớp 12 Bài 41: Cấu tạo vũ trụ
  • Giải Lý lớp 12 Bài 40: Các hạt sơ cấp
  • Giải Lý lớp 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
  • Giải Lý lớp 12 Bài 38: Phản ứng phân hạch
  • Giải Lý lớp 12 Bài 37: Phóng xạ
  • Giải Lý lớp 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân.
  • Giải Lý lớp 12 Bài 35: Tính chất và cấu tạo nhân
  • Giải Lý lớp 12 Bài 34: Sơ lược về laze
  • Giải Lý lớp 12 Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo
  • Giải Lý lớp 12 Bài 32: Hiện tượng quang – Phát quang
  • Giải Lý lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong
  • Giải Lý lớp 12 Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

Sidebar chính

  • Giải Lý lớp 12 Bài 1: Dao động điều hòa
  • Giải Lý lớp 12 Bài 2: Con lắc lò xo
  • Giải Lý lớp 12 Bài 3: Con lắc đơn
  • Giải Lý lớp 12 Bài 4: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
  • Giải Lý lớp 12 Bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp Fre-nen
  • Giải Lý lớp 12 Bài 6: TH: KS thực nghiệm các ĐL dao động của con lắc đơn
  • Giải Lý lớp 12 Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
  • Giải Lý lớp 12 Bài 8: Giao thoa sóng
  • Giải Lý lớp 12 Bài 9: Sóng dừng
  • Giải Lý lớp 12 Bài 10: Đặc trưng vật lý của âm
  • Giải Lý lớp 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm
  • Giải Lý lớp 12 Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12