• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Vật lý lớp 11 / Giải Lý lớp 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ

Giải Lý lớp 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ

21/03/2021 by admin

1. Giải bài 1 trang 138 SGK Vật lý 11

Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức của lực Lo-ren-xơ.

Phương pháp giải

– Lực Lo-ren-xơ là …. tác dụng lên một hạt điện tích …

– Công thức: f = |q0|.v.B.sinα

Hướng dẫn giải

Lực Lo-ren-xơ do từ trường của cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc v:

– Phương: vuông góc với \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \).

– Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái.

– Độ lớn: f = |q0|.v.B.sinα ( α là góc tạo bởi \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \)).

2. Giải bài 2 trang 138 SGK Vật lý 11

Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.

Phương pháp giải

Quy tắc bàn tay trái cho phép xác định chiều vecto \(\overrightarrow v \) và chiều lực \(\overrightarrow F \) tại các điện tích điểm

Hướng dẫn giải

Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0  > 0 và ngược chiều vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0 

3. Giải bài 3 trang 138 SGK Vật lý 11

Phát biểu nào dưới đây là sai?

Lực Lo-ren-xơ

A. vuông góc với từ trường.

B. vuông góc với vận tốc.

C. không phụ thuộc vào hướng của từ trường.

D. phụ thuộc vào dấu của điện tích.

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc bàn tay trái:

” Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0 > 0 và ngược chiều vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0  0. Lúc đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều của ngón cái choãi ra.”

Hướng dẫn giải

– Theo quy tắc bàn tay trái thì lực Lo-ren-xơ vừa phụ thuộc vào dấu của điện tích, vừa phụ thuộc vào hướng của từ trường

⇒ Câu C sai

– Chọn đáp án C.

4. Giải bài 4 trang 138 SGK Vật lý 11

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường \(\overrightarrow B \) thì

A. hướng chuyển động thay đổi.

B. độ lớn của vận tốc thay đổi.

C. động năng thay đổi.

D. chuyển động không thay đổi.

Phương pháp giải

Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì vẫn chuyển động không đổi hướng

Hướng dẫn giải

– Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường B nên góc α tạo bởi \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \) bằng 0o 

⇒ hạt electron không chịu tác dụng của lực Lo-ren-xơ nên hạt tiếp tục chuyển động đều theo hướng ban đầu.

– Chọn đáp án D.

5. Giải bài 5 trang 138 SGK Vật lý 11

Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Khi độ lớn của vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?

A. R/2              B. R

C. 2R              D. 4R

Phương pháp giải

Áp dụng công thức:

 \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\) để tính bán kính quỹ đạo của ion.

Hướng dẫn giải

– Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, bán kính quỹ đạo tròn của ion được xác định bởi công thức:

 \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\)

– Khi độ lớn của vận tốc tăng gấp đôi v’ = 2v, thì bán kính quỹ đạo R’ bằng: 

\(R’ = \frac{{m.v’}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}} = \frac{{m.2v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}} = 2R\)

– Chọn đáp án C.

6. Giải bài 6 trang 138 SGK Vật lý 11

So sánh lực điện và lực Lo-ren-xơ cùng tác dụng lên một điện tích.

Phương pháp giải

So sánh về bản chất, đối tượng tác dụng, phương và chiều, quy tắc xác định dấu của hai lực

Hướng dẫn giải

– Giống nhau: đều thuộc vào bản chất hạt

– Khác nhau:

+ Lực điện: tác dụng lên điện tích, không phụ thuộc chiều chuyển động của hạt, cùng phương với điện trường, cùng chiều với điện trường khi q > 0, ngược chiều với điện trường khi q

– Lực Lo-ren-xơ: chỉ tác dụng lên điện tích chuyển động, phụ thuộc chiều chuyển động của điện tích, phương vuông góc với từ trường, chiều tuần theo quy tắc bàn tay trái

7. Giải bài 7 trang 138 SGK Vật lý 11

Hạt proton chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5m dưới tác dụng của một từ trường đều B = 10-2 T. Xác định:

a) Tốc độ proton

b) Chu kì chuyển động của proton

Cho mp=1,672.10-27 kg.

Phương pháp giải

a) Áp dụng công thức:

 \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\) để tính tốc độ của proton là: \(v = \frac{{\left| {{q_0}} \right|.B.R}}{m}\)

b) Áp dụng công thức:

 \(T = \frac{{2\pi R}}{v} = \frac{{2\pi m}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}}\) để tính chu kì chuyển động của proton.

Hướng dẫn giải

a) Công thức tính bán kính quỹ đạo là: \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\)

⇒ Tốc độ của proton là:

 \(v = \frac{{\left| {{q_0}} \right|.B.R}}{m} = \frac{{{{1,6.10}^{ – 19}}{{.10}^{ – 2}}.5}}{{{{1,672.10}^{ – 27}}}} = {4,785.10^6}(m/s)\)

b) Chu kì chuyển động của proton:

 \(T = \frac{{2\pi R}}{v} = \frac{{2\pi m}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}} = 2\pi .\frac{{{{1,672.10}^{ – 27}}}}{{{{1,6.10}^{ – 19}}{{.10}^{ – 2}}}} = {6,57.10^{ – 6}}(s)\)

8. Giải bài 8 trang 138 SGK Vật lý 11

Trong một từ trường đều có vectơ \(\overrightarrow B \) thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từ điểm A và đi ra tại C sao cho AC là 1/2 đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion có cùng điện tích, cùng vận tốc đầu. Cho biết khoảng cách AC đối với ion C2H5O+ là 22,5cm. Xác định khoảng cách AC đối với các ion C2H5OH+, C2H5+, OH+, CH2OH+, CH3+, CH2+.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức: \(R = \frac{{mv}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}}\) để tính khoảng cách đối với các ion.

Hướng dẫn giải

– Trong từ trường đều B, ion C2H5O+ (m1 = 45 đvC) chuyển động tròn với bán kính R1.

– Ta có: \(A{C_1} = 2{R_1} = \frac{{2.{m_1}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = 22,5cm\)

+ Đối với ion C2H5OH+ (m2 = 46 đvC):

\(A{C_2} = 2{R_2} = \frac{{2.{m_2}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = 23cm\)

+ Đối với ion C2H5+ (m3 = 29 đvC):

\(A{C_3} = 2{R_3} = \frac{{2.{m_3}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_3}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{29}}{{45}}.A{C_1} = 14,5cm\)

+ Đối với ion OH+ (m4 = 17 đvC):

\(A{C_4} = 2{R_4} = \frac{{2.{m_4}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_4}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{17}}{{45}}.A{C_1} = 8,5cm\)

+ Đối với ion CH2OH+ (m5 = 31 đvC):

\(A{C_5} = 2{R_5} = \frac{{2.{m_5}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}} = \frac{{{m_5}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{31}}{{45}}.A{C_1} = 15,5cm\)

+ Đối với ion CH3+ (m6 = 15 đvC):

\(A{C_6} = 2{R_6} = \frac{{2.{m_6}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_6}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{15}}{{45}}.A{C_1} = 7,5cm\)

+ Đối với ion CH2+ (m7 = 14 đvC):

\(A{C_7} = 2{R_7} = \frac{{2.{m_7}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_7}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{14}}{{45}}.A{C_1} = 7cm\)

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Vật lý lớp 11 Tag với:Giải bài tập Lý 11

Bài liên quan:

  • Giải Lý lớp 11 Bài 29: Thấu kính mỏng
  • Giải Lý lớp 11 Bài 34: Kính thiên văn
  • Giải Lý lớp 11 Bài 31: Mắt
  • Giải Lý lớp 11 Bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính
  • Giải Lý lớp 11 Bài 28: Lăng kính
  • Giải Lý lớp 11 Bài 27: Phản xạ toàn phần
  • Giải Lý lớp 11 Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
  • Giải Lý lớp 11 Bài 25: Tự cảm
  • Giải Lý lớp 11 Bài 24: Suất điện động cảm ứng
  • Giải Lý lớp 11 Bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ
  • Giải Lý lớp 11 Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
  • Giải Lý lớp 11 Bài 20: Lực từ – Cảm ứng từ

Sidebar chính

  • Giải Lý lớp 11 Bài 33: Kính hiển vi
  • Giải Lý lớp 11 Bài 32: Kính lúp
  • Giải Lý lớp 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ
  • Giải Lý lớp 11 Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ
  • Giải Lý lớp 11 Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
  • Giải Lý lớp 11 Bài 8: Điện năng. Công suất điện
  • Giải Lý lớp 11 Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
  • Giải Lý lớp 11 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
  • Giải Lý lớp 11 Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
  • Giải Lý lớp 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông
  • Giải Lý lớp 11 Bài 1: Điện tích và định luật Cu- lông
  • Giải Lý lớp 11 Bài 2: Thuyết electron- Định luật bảo toàn điện tích

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12