• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Toán học lớp 12 / Giải Toán lớp 12 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện

Giải Toán lớp 12 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện

17/03/2021 by admin

1. Giải bài 1 trang 12 SGK Hình học 12

Chứng minh rằng một đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng số các mặt của nó phải là một số chẵn. Cho ví dụ

Hướng dẫn giải

Gọi số các mặt của đa diện là n \((n\in \mathbb{Z},n\geq 4)\). Vì mỗi mặt của khối đa diện có 3 cạnh và mỗi cạnh chỉ là cạnh chung của đúng hai mặt nên số cạnh của nó là: \(\frac{3n}{2}\)

Vì số cạnh phải là số tự nhiên, nên ta có 3n chia hết cho 2, từ đây ta suy ra r chia hết cho 2.

Ví dụ: Hình tứ diện có 4 mặt

2. Giải bài 2 trang 12 SGK Hình học 12

Chứng minh rằng một đa diện mà mỗi đỉnh của nó đều là đỉnh chung của số lẻ mặt thì tổng số các đỉnh của nó là một số chẵn. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải

Giả sử tổng số đỉnh của khối đa diện là n \((n\geq 4, n\in \mathbb{N}*)\) và các đỉnh là: A1, A2, A3,..,An. Gọi số mặt của đa diện chứa đỉnh Ai  là 2mi +1 ⇒ số cạnh Ai là 2mi + 1. Vì mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt nên số cạnh của khối đa diện là:

\(\begin{array}{l}
c = \frac{{2{m_1} + 1 + 2{m_2} + 1 + … + 2{m_n} + 1}}{2}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {i = \overline {1,n} ;m \in {N^*}} \right)
\end{array}\)

\(=\frac{2(m_1+m_2+…+m_n)+n}{2}\)

\(=m_1+m_2+…+m_n+\frac{n}{2}\)

Vì c nguyên, nên \(\frac{n}{2}\) nguyên hay n là số chẵn.

3. Giải bài 3 trang 12 SGK Hình học 12

Chia một khối lập phương thành năm khối tứ diện.

Hướng dẫn giải

Chia khối lập phương ABCD.A’B’C’D’ thành năm khối tứ diện như sau: A’B’CD’, A’AB’D’, BACB’, C’B’CD’, DACD’.

4. Giải bài 4 trang 12 SGK Hình học 12

Chia một khối lập phương thành sáu khối tứ diện bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Chia lăng trụ ABD.A’B’D’ thành ba tứ diện DABD’, A’ABD’, A’B’BD’. Phép đối xứng qua (ABD’) biến DABD’ thành A’ABD’, Phép đối xứng qua (BA’D’) biến A’ABD’ thành A’B’BD’ nên ba tứ diện DABA’, A’ABD’, A’B’BD’ bằng nhau

Làm tương tự đối với lăng trụ BCD.B’C’D’ ta sẽ chia được hình lập phương thành sáu tứ diện bằng nhau.

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán học lớp 12 Tag với:Chương 1 Hình 12

Bài liên quan:

  • Giải SBT Toán 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích khối đa diện
  • Giải SBT Toán 12 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều
  • Giải SBT Toán 12 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện
  • Giải Toán lớp 12 Ôn tập chương 1: Khối đa diện
  • Giải Toán lớp 12 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện
  • Giải Toán lớp 12 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều
  • Học Toán 12 Ôn tập Chương 1: Khối đa diện
  • Học Toán 12 Chương 1 Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện
  • Học Toán 12 Chương 1 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều
  • Học Toán 12 Chương 1 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện

Sidebar chính

  • Giải Toán lớp 12 Ôn tập cuối năm Hình học 12
  • Giải Toán lớp 12 Bài 3: Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
  • Giải Toán lớp 12 Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải Toán lớp 12 Ôn tập cuối năm giải tích 12
  • Giải Toán lớp 12 Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
  • Giải Toán lớp 12 Bài 2: Cực trị của hàm số
  • Giải Toán lớp 12 Bài 4: Đường tiệm cận
  • Giải Toán lớp 12 Ôn tập Chương 1: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ ĐTHS
  • Giải Toán lớp 12 Bài 1: Luỹ thừa
  • Giải Toán lớp 12 Bài 2: Hàm số lũy thừa
  • Giải Toán lớp 12 Bài 3: Lôgarit
  • Giải Toán lớp 12 Bài 4: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12