• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Toán học lớp 11 / Giải Toán lớp 11 Bài 3: Phép đối xưng trục

Giải Toán lớp 11 Bài 3: Phép đối xưng trục

20/03/2021 by admin

1. Giải bài 1 trang 11 SGK Hình học 11

Trong mặt phẳng Oxy cho hai điểm A(1;-2) và B(3;1). Tìm ảnh của A, B và đường thẳng AB qua phép đối xứng trục Ox.

Phương pháp giải

Ảnh của điểm \(M(a;b)\) qua phép đối xứng trục Ox là \(M'(x;-y)\).

Gọi A’,B’ là ảnh của A, B qua phép đối xứng trục Ox thì A’B’ là ảnh của đường thẳng AB qua phép đối xứng trục Ox.

Hướng dẫn giải

Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A và B qua phép đối xứng trục Ox.

Ta có: \(\left\{\begin{matrix} x_{A’}=x_A\\ y_{A’}=y_A \end{matrix}\right.; \left\{\begin{matrix} x_{B’}=x_B\\ y_{B’}=-y_B \end{matrix}\right.\)

Do đó A'(1;2); B'(3;-1).

Ta có: \(\overrightarrow {A’B’}  = (2; – 3) \Rightarrow \overrightarrow n  = (3;2)\) là một VTPT của A’B’.

Vậy phương trình đường thẳng A’B’ ảnh của đường thẳng AB qua phép đối xứng trục Ox là: \(3(x-1)+2(y-2)=0\Leftrightarrow 3x+2y-7=0\).

2. Giải bài 1 trang 11 SGK Hình học 11

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình \(3x-y+2=0\). Viết phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép đối xứng trục Oy.

Phương pháp giải

Gọi \(M'(x’, y’)\) là ảnh của \(M (x;y)\) qua phép đối xứng trục \(Oy\). Rút x, y theo x’ và y’ và thế vào phương trình đường thẳng d.

Hướng dẫn giải

Gọi \(M(x;y) \in {\rm{d}}\)

\(M’\left( {x’;y’} \right) \in d’\) là ảnh của M qua phép đối xứng trục Oy.

Khi đó ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x’ =  – x\\y’ = y\end{array} \right.\)

Thay vào phương trình đường thẳng d ta có: \(3( – x’) – y’ + 2 = 0 \Leftrightarrow  – 3x’ – y’ + 2 = 0 \Leftrightarrow 3x’ + y’ – 2 = 0.\)

Vậy phương trình đường thẳng d’, là ảnh của d qua phép đối xứng trục Oy là:

\(3x + y – 2 = 0.\)

3. Giải bài 1 trang 11 SGK Hình học 11

Trong các chữ cái sau, chữ nào có trục đối xứng

Phương pháp giải

Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình H nếu phép đối xứng qua d biến H thành chính nó. Khi đó ta nói H là hình có trục đối xứng.

Hướng dẫn giải

– W, V, E, T, A, M: Mỗi chữ cái là một hình có trục đối xứng.

– Chữ I có hai trục đối xứng.

– Chữ O có vô số trục đối xứng là các đường thẳng đi qua tâm.

– Chữ N là hình không có trục đối xứng.

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán học lớp 11 Tag với:Chương 1 Toán Hình 11

Bài liên quan:

  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 8: Phép đồng dạng
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 7: Phép vị tự
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 5: Phép quay
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 4 Phép đối xứng tâm
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 3: Phép đối xứng trục
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 2: Phép tịnh tiến
  • Học Toán 11 Chương 1 Bài 1: Phép biến hình
  • Giải Toán lớp 11 Bài 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
  • Giải Toán lớp 11 Bài 5: Phép quay
  • Giải Toán lớp 11 Bài 4: Phép đối xứng tâm
  • Giải Toán lớp 11 Bài 2: Phép tịnh tiến

Sidebar chính

  • Giải Toán lớp 11 Bài 1: Hàm số lượng giác
  • Giải Toán lớp 11 Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản
  • Giải Toán lớp 11 Bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
  • Giải Toán lớp 11 Ôn tập chương 1: Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
  • Giải Toán lớp 11 Chương 2 Bài 1: Quy tắc đếm
  • Giải Toán lớp 11 Bài 2: Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp
  • Giải Toán lớp 11 Bài 3: Nhị thức Niu-tơn
  • Giải Toán lớp 11 Bài 4: Phép thử và biến cố
  • Giải Toán lớp 11 Bài 5: Xác suất của biến cố
  • Giải Toán lớp 11 Ôn tập chương 2: Tổ hợp – Xác suất
  • Giải Toán lớp 11 Chương 3 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học
  • Giải Toán lớp 11 Chương 3 Bài 2: Dãy số

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12