• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Sinh 10 / Học Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Học Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

02/04/2021 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình tổng hợp

– Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.
– Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.

+ Tổng hợp protein: aa (liên kết peptit) → chuỗi polipeptit → protein
+ Tổng hợp polysaccarit:

  • VK và tảo: cần hợp chất mở đầu ADP-glucozơ được tạo thành từ glucozơ-1-P.
  • Phương trình: (Glucozơ)n + ADP-glucozơ → (Glucozơ)n+1 +ADP.

+ Tổng hợp lipit: Glyxeron + các axit béo → lipit
+ Tổng hợp axit nucleic:

  • Bazơ nitơ
  • Đường 5C → nucleotit → axit nucleic
  • H3PO4

– ​Ứng dụng:

  • Sản xuất các aa quý: axit glutamic, lysin…
  • Sản xuất các protein đơn bào giàu dinh dưỡng
  • Sản xuất kháng sinh
  • Sản xuất thức ăn chăn nuôi

1.2. Quá trình phân giải

a. Phân giải prôtêin và ứng dụng

– Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
+ Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

b. Phân giải polisccharit và ứng dụng

+ Lên men êtilic: Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2
+ Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì
+ Lên men lactic:

  • Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic
  • Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …

+ Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

c. Phân giải xenlulôzơ

– Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

Hình 23.1 Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trên thực phẩm

1.3. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải

– Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.
– Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật → phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.

2. Bài tập minh họa

Bằng cách nào vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất có kích thước phân tử lớn như prôtêin, tinh bột, lipit, xenlulôzơ?

Hướng dẫn giải:

Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất có kích thước phân tử lớn như prôtêin, tinh bột, lipit, xenlulôzơ bằng cách chúng tiết ra các enzim tương ứng (prôtêaza, amilaza, lipaza và xenlulaza). Các enzim này phân giải các chất đó thành các chất có kích thước nhỏ như axit amin, đường đơn, axit béo. Chỉ khi đó, chúng mới được vận chuyển chủ động qua màng sinh chất.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học? Em hiểu chữ “sinh học” ở đây là gì và tác dụng để làm gì? 

Câu 2: Tại sao trâu bò lại đồng hoá được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ? 

Câu 3: Hãy nêu đặc điểm của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucôzơ là?

A. Nấm men 
B. Xạ khuẩn 
C. Vi khuẩn
D. Nấm  sợi 

Câu 2: Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi?

A. Nấm men
B. Vi khuẩn 
C. Nấm sợi 
D. Vi tảo 

Câu 3: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Làm tương 
B. Muối dưa
C. Làm nước mắm 
D. Làm giấm

Câu 4: Khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất rượu êtilic là đường hoá tinh bột (từ gạo, ngô, sắn…) thành glucôzơ nhờ nấm mốc. Trong quá trình đường hoá tinh bột, nấm mốc sản xuất enzim gì trong các enzim sau?

A. Prôtêaza

B. Lipaza.

C. Amilaza.

D. Xenlulaza.

4. Kết luận

– Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật và quá trình phân giải các chất.
  • Nêu được ví dụ về vai trò của quá trình tổng hợp và phân giải vi sinh vật trong thực tiễn

Thuộc chủ đề:Bài học Sinh 10 Tag với:Chương 1 Sinh học 10

Bài liên quan:

  • Học Sinh học 10 Bài 24: Lên men êtilic và lên men Lactic
  • Học Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
  • Học Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic
  • Học Sinh học 10 Bài 5: Prôtêin
  • Học Sinh 10 Bài 4: Cacbonhidrat và lipit
  • Học Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Sidebar chính

  • Học Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
  • Học Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật
  • Học Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
  • Học Sinh 10 Bài 4: Cacbonhidrat và lipit
  • Học Sinh học 10 Bài 5: Prôtêin
  • Học Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic
  • Học Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
  • Học Sinh học 8: Tế bào nhân thực
  • Học Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2)
  • Học Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)
  • Học Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng
  • Học Sinh học 10 Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12