• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Địa lý 12 / Tự học Địa lí 12 Bài 13: TH: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống của một số dãy núi và đỉnh núi

Tự học Địa lí 12 Bài 13: TH: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống của một số dãy núi và đỉnh núi

09/02/2021 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

– Biết được sự phân bố một số dãy núi, cao nguyên và các sông chính. 

– Điền và ghi đúng trên lược đồ:

+ Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.

+ Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

+ Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. Đỉnh Phan-xi-păng.

+ Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

1.2. Dụng cụ

– Bản đồ Hình thể Việt Nam.

– Atlat Địa lí Việt Nam.

– Bản đồ trống.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên trên bản đồ

– Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Hoành Sơn.

– Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình – Sìn Chải – Sơn La – Mộc Châu.

– Các cao nguyên ba dan: Lâm Viên, Di Linh. Đắc Lắc, Plâycu, Mơ Nông.

2.2. Hoạt động 2: Xác định vị trí các đỉnh núi trên bản đồ

  • Phanxipăng: 3143m: Nằm phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc tỉnh Lào Cai
  • Khoan La San: 1853m: Nằm ở cực Bắc dãy PuĐenĐinh, huyện APaChải – Điện Biên.
  • Pu Hoạt: 2452m: Nằm trong khối núi phía Tây tỉnh NA, thượng nguồn s.Hiếu.
  • Tây Côn Linh: 2419m: Nằm trong khối núi thượng nguồn sông Chảy, tỉnh Hà Giang.
  • Ngọc Linh: 2598m: Nằm trên khối núi KonTum, tỉnh KonTum.
  • Pu xai lai leng: 2711m: Nằm sát đường biên giới Việt – Lào, thượng nguồn sông Cả.
  • Rào Cỏ 2235m: Nằm sát đường biên giới Việt – Lào, phía Tây tỉnh Hà Tĩnh.
  • Hoành Sơn :1046m: Nằm đầu mút phía Nam của dãy Hoành Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Bạch Mã 1444m: Nằm trong dãy Bạch Mã, cực Nam tỉnh Thừa Thiên Hu
  • Chư Yang Sin: 2405m: Nằm trong khối núi NTB, thuộc CN Lâm Viên, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.
  • Lang Biang: 2167m: Nằm trong khối núi NTB, thuộc CN Lâm Viên, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.

2.3. Hoạt động 3: Xác định vị trí các dòng sông trên bản đồ

  • Sông Hồng, Chảy, Đà, Lô: Là sông chính và các phụ lưu thuộc hệ thống sông Hồng. Có lưu vực gồm toàn bộ vùng Tây Bắc và khu Việt Bắc.
  • Sông Thái Bình: Là sông khá lớn, có lưu vực chủ yếu nằm trong phần phía Đông khu Việt Bắc.
  • Sông Mã, Cả, Hương: Là các sông thuộc khu vực BTB, lần lượt thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, TT Huế.
  • Sông Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng: Là các sông thuộc khu vực Duyên hải NTB, lần lượt thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên.
  • Sông Đồng Nai, Tiền, Hậu: Là sông của khu vực Đông Nam Bộ Và ĐB Sông Cửu Long.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

  • Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.
  • Đọc hiểu bản đồ sông ngòi, địa hình. Xác định đúng các địa danh trên.
  • Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi.

Thuộc chủ đề:Bài học Địa lý 12 Tag với:Đặc Điểm Chung Của Tự Nhiên Việt Nam

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12