• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Địa lý 10 / Học Địa lí 10 Bài 40: Địa lý ngành thương mại

Học Địa lí 10 Bài 40: Địa lý ngành thương mại

01/04/2021 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về thị trường

  • Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
  • Hàng hóa: Sản phẩm(vật chất,tinh thần)đem ra mua bán trên thị trường
  • Vật ngang giá:Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa(vật ngang giá hiện đại là tiền).
  • Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:
  • Cung > cầu:giá giảm, người mua lời.
  • Cung
  • Cung = cầu: giá cả ổn định (vai trò của Maketting).
  • Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội,nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần,mong muốn,thông qua việc tạo ra,chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

1.2. Ngành thương mại

a. Vai trò

  • Khâu nối giữa SX và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp SX mở rộng và phát triển.
  • Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước,thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.
  • Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước.

b. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu

– Cán cân xuất nhập khẩu.

  • Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).
  • Xuất khẩu > Nhập khẩu: Xuất siêu.
  • Xuất khẩu

– Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu.

  • Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ:
  • Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.
  • Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu,máy móc.

1.3. Đặc điểm của thị trường thế giới 

  • Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.
  • Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục.
  • Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất 
  • Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản 
  • Các cường quốc xuất nhập khẩu: Hoa Kì, Liên bang Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp…
  • Đồng tiền các nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới (USD, Ơrô, Bảng Anh, Yên Nhật…

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào sơ đồ đơn giản về hoạt động của thị trường, em hãy trình bày các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá?

Gợi ý làm bài

– Hàng hóa: Vật đem ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ cái gì có thể đem ra thị trường để bán và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa, đều trở thành hàng hóa: từ những vật phẩm tiêu dùng, vật tư, máy móc, các tác phẩm nghệ thuật, các bằng phát minh sáng chế, các loại dịch vụ,… cho đến tài nguyên, sức lao động.

– Dịch vụ: Trong thị trường, dịch vụ được hiểu là “vật” đem ra trao đổi trên thị trường (ví dụ như công vận chuyển hàng hóa, công chuyển tiền đến một địa chỉ nào đó).

– Vật ngang giá: Để làm thước đo giá trị hàng hóa (ví dụ, như giá hàng hóa quy ra thóc, vàng hay tiền,…), giữa người bán và người mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ.

Câu 2: Quan sát hình 40, em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới.

Gợi ý làm bài

Nhận xét:

– Các nước ở châu Âu, châu Á (kể cả Ô-xtrây-li-a, không kể Trung Đông), Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới lớn, nhất là ở châu Âu (chiếm 45%). Trong khi đó, các nước Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Trung Đông, Cộng đồng các quốc gia độc lập có tỉ trọng buôn bán nhỏ so với toàn thế giới (dưới 3%).

– Ở các nước có nền kinh tế phát triển, buôn bán nội vùng phát triển mạnh mẽ, nhất là châu Âu (73,8%), tiếp theo là Bắc Mĩ (56,0%), châu Á (50,3%); các nước ở châu Phi, Trung Đông, Trung và Nam Mĩ, Cộng đồng các quốc gia độc lập có tỉ trọng buôn bán trong nội vùng nhỏ và phần lớn các nước này là các nước đang phát triển.

⟹ Hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới chủ yếu tập trung ở các nước phát triển thuộc Bắc Mĩ, châu Âu và châu Á (Đông Á và các nước công nghiệp mới).

Câu 3: Dựa vào bảng 40.1. em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu trên thế giới năm 2001.

Gợi ý làm bài

Nhận xét: 

– Các nước này chiếm tỉ trọng cao về giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kì, tiếp đến là Trung Quốc, CHLB Đức và Nhật Bản.

+ Giá trị xuất khẩu lớn nhất thuộc về CHLB Đức, tiếp đến là Trung Quốc,  Hoa Kì,, Nhật Bản.

+ Giá trị nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kì, chiếm hơn 1/2 tổng giá trị xuất nhập khẩu, nhưng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu, vật cho ngành sản xuất lớn mạnh ở Hoa Kì.

– Hầu hết các nước đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương; các nước có cán cân xuất nhập khẩu âm là Hoa Kì và Anh, Pháp chủ yếu là nhập khẩu nguyên nhiên liệu thô cho sản xuất trong nước.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

– Trình bày được vai trò của ngành thương mại.

– Hiểu và trình bày được một số khái niệm : thị trường, cán cân xuất nhập khẩu, đặc điểm thị trường thế giới.

Thuộc chủ đề:Bài học Địa lý 10 Tag với:Chương 9 Địa lý 10

Bài liên quan:

  • Học Địa lí 10 Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và Panama
  • Học Địa lí 10 Bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải
  • Học Địa lí 10 Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT
  • Học Địa lí 10 Bài 35: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng phân bố các ngành dịch vụ

Sidebar chính

  • Học Địa lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
  • Học Địa lí 10 Bài 2: Một số PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
  • Học Địa lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ
  • Học Địa lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
  • Học Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 10: TH: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12