• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Địa lý 10 / Học Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Học Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

01/04/2021 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh quyển

  • Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
  • Phạm vi của sinh quyển:
  • Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
  • Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ô dôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

a. Khí hậu

  • Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
  • Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
  • Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

b. Đất

  • Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
  • Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất fe ra lit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác…

c. Địa hình

  • Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
  • Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
  • Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau

Các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (châu Âu)

d. Sinh vật

Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

e. Con người

  • Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
  • Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
  • Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp. 

2. Luyện tập

Câu 1: Quan sát hình 18 (SGK trang 67): Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi An – pơ?

Gợi ý làm bài

Từ chân núi lên đỉnh núi, đã hình thành các vành đai thực vật như sau:

– 0 – 800 m: rừng hỗn hợp.

– 800 – 1800 m: rừng lá kim.

– 1800 – 2000 m: cỏ và cây bụi.

– 2000 – 2600: đồng cỏ núi cao và đá vụn.

– Trên 2600 m: băng tuyết.

Câu 2: Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.

Gợi ý làm bài

Thực vật là nơi cư trú của động vật, là nguồn thức ăn của nhiều loại động vật nên thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

– Các đồng cỏ, xavan ở châu Phi là nơi phân bố của nhiều loài động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hươu, nai…

– Khỉ sồng trên cây nên thường phân bố ở những khu rừng có cây nhiều tầng và tán lá ở rừng rậm nhiệt đới.

Câu 3: Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.

Gợi ý làm bài

Những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương:

– Săn bắn quá nhiều chim, thú rừng,…

– Khai thác thuỷ hải sản quá mức, sử dụng phương tiện khai thác có tính huỷ diệt (xung điện, chất nổ, thuốc cá,…).

– Đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm nội dung sau:

– Hiểu được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển.

– Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố môi trường đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật.

Thuộc chủ đề:Bài học Địa lý 10 Tag với:Các quyển của lớp vỏ Địa lý

Bài liên quan:

  • Học Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
  • Học Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
  • Học Địa lí 10 Bài 14: TH: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên TĐ. Phân tích biểu đồ khí hậu
  • Học Địa lí 10 Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
  • Học Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
  • Học Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 10: TH: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Sidebar chính

  • Học Địa lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
  • Học Địa lí 10 Bài 2: Một số PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
  • Học Địa lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ
  • Học Địa lí 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
  • Học Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 10: TH: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ
  • Học Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
  • Học Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12