• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa

Học tập VN

Website về học tập tổng hợp cho học sinh phổ thông.




Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Công nghệ 12 / Tự học Cộng nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điốt – Tirixto – Triac

Tự học Cộng nghệ 12 Bài 5: Thực hành: Điốt – Tirixto – Triac

14/02/2021 by admin

1. Tóm tắt lý thuyết

– Những kiến thức có liên quan:

  • Ôn lại Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC – Công nghệ 12
  • Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng trong Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện – Công nghệ 9

2. Quy trình thực hành

a. Dụng cụ, vật liệu

  • Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
  • Điôt các loại: tiếp điểm, tiếp mặt (loại tôt và xấu): 4 chiếc.
  • Tirixto và các triac (loại tốt và xấu): 4 chiếc.
  • Pannel: 1 cái.
  • Dây dẫn: 3 đoạn.

b. Các bước tiến hành

Bước 1: Quan sát, nhận biết các loại linh kiện.

– Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo bên ngoài của linh kiện để chọn riêng ra: điôt tiếp điểm, điôt tiếp mặt, tirixto, triac.

+ Điôt tiếp điểm có hai dây điện cực, dây dẫn nhỏ.

+ Điôt tiếp mặt có hai điện cực, dây dẫn to.

+ Tirixto và triac đều có 3 điện cực.

Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo

– Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100Ω. Kiểm tra, chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0Ω khi chập hai đầu que đo lại.

– Chú ý:

+ Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.

+ Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.

Bước 3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện

– Chọn ra hai loại điốt rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của điôt theo sơ đồ hình 5 – 1. Ghi vào bảng báo cáo. Ghi kết quả vào bảng 1. Cột nhận xét cần ghi: cực anôt ở đâu? Điôt tốt hay xấu?

– Chọn ra tirixto rồi lần lượt đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa hai đầu của tririxto trong hai trường hợp cho UGK = 0 và UGK ⟩ 0V theo hình 5 – 2. Ghi kết quả vào bảng 2 (báo cáo thực hành). Cột nhận xét cần ghi: tririxto dẫn điện hay không dẫn điện, cực anôt ở đâu?

– Chọn ra triac rồi lần lượt đo điện trở giữa hai đầu A1 và A2 trong hai trường hợp:

+ Cực G để hở và đo theo hình 5 – 3a.

+ Cực G nối với A2 và đo theo hình 5 – 3b. Ghi kết quả vào bảng 3. Chỗ nhận xét cần ghi: dẫn điện hay không dẫn điện.

3. Báo cáo kết quả thực hành của các nhóm

– Báo cáo kết quả thực hành của các nhóm

Mẫu báo cáo

Điốt – Tirixto – Triac
Họ và tên …………..
Lớp …………………

Bảng 1: Tìm hiểu và kiểm tra Điốt

Bảng 1: Tìm hiểu và kiểm tra Điốt

Bảng 2: Tìm hiểu và kiểm tra Tirixto

Bảng 2: Tìm hiểu và kiểm tra Tirixto

Bảng 3: Tìm hiểu và kiểm tra Triac

Bảng 3: Tìm hiểu và kiểm tra Triac

4. Kết luận

Sau khi học bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Có khả năng nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac
  • Rèn luyện kix năng đo điện trở thuận điện trở ngược của các linh kiện để xác định các cực anốt và catôt, và xác định tốt hay xấu
  • Hình thành ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn

Thuộc chủ đề:Bài học Công nghệ 12 Tag với:Chương 1 Công Nghệ 12

Sidebar chính

Chuyên mục




Học TậpVN © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12