1. Tóm tắt lý thuyết
– Ôn lại nội dung kiến thức:
Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
– Chuẩn bị dụng cụ thực hành (cho một nhóm học sinh):
- Tranh ảnh về động cơ không đồng bộ ba pha.
- Rôto lồng sóc.
- Rôto dây quấn.
- Stato.
2. Quy trình thực hành
– Bước 1: Quan sát và mô tả hình dạng bên ngoài của động cơ, đọc các số liệu kĩ thuật trên nhãn động cơ, ghi và nêu ý nghĩa các số liệu kĩ thuật vào Bảng 1 mẫu báo cáo thực hành.
+ Quan sát, mô tả hình dạng bên ngoài của động cơ.
+ Các nội dung cần tìm hiểu:
- Công suất.
- Hộp đấu dây đang ở trạng thái nào (đấu Y, ∆ hay chưa đấu).
- Kí hiệu Y/∆ – 380/220 V có ý nghĩa gì khi sử dụng.
- Dòng điện định mức.
- Số vòng quay định mức.
- Hiệu suất.
- Hệ số công suất cosφ.
- Khối lượng.
- Năm sản xuất, nước sản xuất, hãng sản xuất.
– Bước 2: Quan sát, đo đếm các bộ phận của động cơ, ghi kết quả vào Bảng 2 mẫu báo cáo thực hành.
– Đo, đếm các bộ phận của động cơ.
+ Giới thiệu một số hình ảnh về cấu tạo Động cơ không đồng bộ ba pha.
+ Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
+ Gồm 2 phần chính là:
- Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: Vỏ động cơ, vòng bi, cánh quạt
– Bước 3: Tổng kết và hoàn thành kết quả thực hành.
– Hoàn thành các bảng báo cáo:
3. Báo cáo thực hành
Mẫu báo cáo
QUAN SÁT MÔ TẢ CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
Họ và tên ………….
Lớp …………………
4. Kết luận
– Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Đọc và giải thích được các số liệu ghi trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha.
- Phân biệt được các bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha.